Artwork

A tartalmat a France Médias Monde and RFI Tiếng Việt biztosítja. Az összes podcast-tartalmat, beleértve az epizódokat, grafikákat és podcast-leírásokat, közvetlenül a France Médias Monde and RFI Tiếng Việt vagy a podcast platform partnere tölti fel és biztosítja. Ha úgy gondolja, hogy valaki az Ön engedélye nélkül használja fel a szerzői joggal védett művét, kövesse az itt leírt folyamatot https://hu.player.fm/legal.
Player FM - Podcast alkalmazás
Lépjen offline állapotba az Player FM alkalmazással!

Pháp : Mối đe dọa đình công trong kỳ Thế Vận Hội Mùa Hè Paris 2024

12:17
 
Megosztás
 

Manage episode 429314464 series 1455070
A tartalmat a France Médias Monde and RFI Tiếng Việt biztosítja. Az összes podcast-tartalmat, beleértve az epizódokat, grafikákat és podcast-leírásokat, közvetlenül a France Médias Monde and RFI Tiếng Việt vagy a podcast platform partnere tölti fel és biztosítja. Ha úgy gondolja, hogy valaki az Ön engedélye nélkül használja fel a szerzői joggal védett művét, kövesse az itt leírt folyamatot https://hu.player.fm/legal.

Từ vài tháng trước ngày khai mạc Thế Vận Hội Mùa Hè Paris 2024, sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh, và cũng là sự kiện quốc tế lớn nhất nước Pháp từng tổ chức, bên cạnh mối lo an ninh các nhà tổ chức và chính quyền Macron còn có nỗi lo ngại về nguy cơ đình công, nhất là tại Paris và trong nhiều lĩnh vực trọng điểm như giao thông công cộng, vệ sinh, chăm sóc y tế …

Trong mắt quốc tế, bên cạnh các biểu tượng về văn hóa, kiến trúc, ẩm thực … thì biểu tình, đình công vốn từ trước đến nay vẫn được xem là một nét đặc thù của xã hội Pháp. Nhưng phong trào đình công bùng nổ trong mùa Thế Vận Hội Mùa Hè Paris 2024 có lẽ là điều không ai muốn xảy ra, cả từ phía chính quyền Pháp và du khách (trong nước và quốc tế), được ước tính khoảng 15 triệu người.

Phát biểu trên kênh BFMTV và RMC, tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm 10/04/2024 đã bày tỏ « lòng tin tưởng » vào « tinh thần trách nhiệm » và sự « đồng hành » của các nghiệp đoàn, bởi vì theo ông Macron, « nước Pháp là một đội, một quốc gia đoàn kết ». Lời kêu gọi tạm ngưng phong trào đấu tranh xã hội trong giai đoạn Olympic được đưa ra trong bối cảnh một số nghiệp đoàn lớn như CGT và FO đã thông báo tổ chức đình công vào mùa Thế Vận Hội. Đòi hỏi chủ yếu của người lao động là được tăng lương, cải thiện điều kiện lao động nói chung và được hưởng trợ cấp, tiền thưởng khi phải đi làm trong mùa cao điểm Olympic.

Trên đài France Culture ngày 09/05, Denis Gravouil, tổng thư ký liên đoàn quốc gia trong lĩnh vực biểu diễn, điện ảnh, nghe nhìn và hoạt động Văn hóa, thuộc nghiệp đoàn CGT (Tổng Liên Đoàn Lao động), giải thích :

« Quyền đình công là một quyền hiến định. Xin nhắc lại, quyền đình công là phương tiện, để chỉ sau một thời gian ngắn, cân đối lại một quyền lực vốn đã bị mất cân bằng. Giới chủ, các chủ lao động có một quyền lực đáng kể, chẳng hạn chính họ là người quyết định ngày nghỉ phép của người lao động. Chứ không phải lao động là người quyết định nghỉ phép khi họ muốn. Thế Vận Hội là dịp cho chúng ta nhìn lại vấn đề. Điều này ảnh hưởng chẳng hạn đến khả năng sắp xếp cuộc sống gia đình của người lao động. Quyền đình công là một quyền hiến định, là quyền cho phép quý vị cho thấy sự phản đối.

(...) Dẫu sao thì ngọn lửa giận dữ cũng đã tồn tại từ trước và chúng tôi đã thấy rõ điều đó rồi. Đó là ngọn lửa giận dữ sau phong trào chống cải tổ hưu trí hồi năm ngoái. Bây giờ, câu hỏi đặt ra với chúng tôi là sẽ phải làm gì để giúp những người lao động mà lượng công việc sẽ phải tăng hoặc bị thay đổi công việc trong giai đoạn Thế Vận Hội ?

Xin lấy ví dụ về giới nhân viên y tế. Chúng ta đều biết rõ là khách du lịch đổ dồn đến sẽ gây ảnh hưởng đến dịch vụ cấp cứu của các bệnh viện, vốn dĩ đã lâm cảnh cực kỳ căng thẳng. Chúng tôi không chắc là các khoa cấp cứu đủ khả năng xử lý trước làn sóng khách du lịch, đặc biệt à do thiếu nhân lực. Đây là vấn đề mang tính cơ cấu, về tuyển dụng do mức lương bổng (…). Đây là một vấn đề thực sự do dịch vụ công trong các bệnh viện đang xuống cấp bởi các quyết định về ngân sách được thực hiện trong nhiều năm qua.

Thế Vận Hội sẽ cho thấy liệu dịch vụ cấp cứu có đáp ứng được cho Thế Vận Hội và nói chung là người dân hay không và liệu các khoa cấp cứu có đóng cửa như chúng ta đã từng biết ở một số nơi hay không » (…)

(…) Đình công là giải pháp cuối cùng khi mà ý kiến của chúng tôi không được lắng nghe. Xin nhắc lại là chúng tôi đình công chẳng phải vì thích thú gì đâu. Đúng là đôi khi đình công cũng mang không khí lễ hội nhưng mà đình công cũng khiến chúng tôi mất một phần lương, nhất là trong bối cảnh mức lương của nhiều người như hiện nay đã là quá thấp rồi. Thế nên, đình công không phải là một trò chơi mà trái lại đó là công cụ để chúng tôi sử dụng vào một thời điểm nhất định nào đó để ý kiến của chúng tôi được lắng nghe. Nhưng điều đáng nói là chính phủ đang gấp rút muốn chúng tôi dừng đình công (trong mùa Olympic) rồi mọi chuyện sẽ được xem xét sau. Nhưng không, giờ chính là lúc phải giải quyết mọi chuyện ».

Khi Olympic trở thành đòn bẩy gây sức ép

Thế Vận Hội dường như trở thành đòn bẩy cho phong trào đình công. Nói cách khác, các nghiệp đoàn và người lao động muốn tận dụng sự kiện thể thao mang tính lích sử để gây sức ép, buộc chính phủ Macron nhượng bộ trước các đòi hỏi của các phong trào xã hội. Đại diện nghiệp đoàn CGT, Denis Gravouil, lý giải :

« Điều kỳ cục là những người theo chủ nghĩa tự do thì luôn có xu hướng muốn nói rằng người làm công ăn lương không được có ý kiến gì về điều kiện lao động trong thời gian diễn ra những sự kiện lớn, khi kỳ nghỉ lễ bắt đầu chẳng hạn. Nhưng chính lúc này là lúc người lao động được yêu cầu phải nỗ lực nhiều nhất vì rõ ràng đây là thời điểm sẽ có rất đông người. Vì vậy, nếu họ muốn chúng tôi ngưng đình công trong giai đoạn Olympic, thì trước tiên họ cần hiểu là chúng tôi đang yêu cầu được tham vấn, chúng tôi yêu cầu có đối thoại và họ trả lời các câu hỏi của chúng tôi.

Tôi xin nói rõ là chúng tôi vẫn đang chờ chính phủ sắp xếp, tổ chức lại mọi việc tốt hơn một chút và quan tâm đến ý kiến của người lao động. Có những lĩnh vực dịch vụ công mà họ nói với người làm công ăn lương là sẽ không được nghỉ phép như dự kiến trong thời gian diễn ra Thế Vận Hội, hay ở các tỉnh có liên quan đến việc tổ chức Olympic thì sẽ cần nhiều nhân viên lễ tân, hoặc trong lĩnh vực chăm sóc y tế, nhân viên lại một lần nữa được thông báo là họ sẽ chỉ được nghỉ phép sau khi Thế Vận Hội khép lại, thậm chí là sau cả Thế Vận Hội cho người khuyết tật. Ai cũng có quyền có cuộc sống gia đình riêng, thế nhưng họ lại đang nhân danh Thế Vận Hội yêu cầu người lao động nỗ lực và không cho họ nghỉ phép, trong khi lợi lộc thì người khác lại được hưởng.

Như tôi đã nói, việc cắt bỏ ngày nghỉ trong tuần của một số người trong vòng 3 tuần liên tục chắc chắn không phải là một điều tiến bộ. Việc khuyến khích mọi người làm việc vào ngày Chủ Nhật, bên cạnh việc cắt ngày nghỉ hàng tuần, cũng là một sự tụt lùi hiện vẫn chưa được quản lý đúng mức ».

Trên thực tế, điều mà tổng thư ký liên đoàn quốc gia trong lĩnh vực biểu diễn, điện ảnh, nghe nhìn và hoạt động Văn hóa, thuộc Tổng Liên Đoàn Lao động CGT, nói đến ở trên liên quan đến nghị định được công bố trên Công báo hôm 24/11/2023, có chữ ký của thủ tướng và bộ trưởng Lao Động, theo đó, từ ngày 18/07 (tám ngày trước khai mạc Olympic) đến 14/08 (ba ngày sau Olympic), đối với nhóm công ty truyền thông, nghe nhìn mà « hoạt động bắt sóng, truyền sóng, phát sóng trực tiếp và phát lại các trận thi đấu gia tăng nhiều », cũng như các công ty phải « đảm bảo các hoạt động liên quan đến việc tổ chức thi đấu và vận hành các cơ sở có liên quan đến việc tổ chức và điều hành Thế Vận Hội », người lao động phải làm việc 7/7 ngày mỗi tuần, ngày nghỉ tuần và nghỉ bù phải lùi xuống sau Thế Vận Hội.

Trên thực tế, theo trang mạng báo L’Obs cũng ngày 24/11, chẳng hạn đài truyền hình công France 2 và France 3 dự kiến sẽ dành phần lớn thời lượng chương trình phát sóng cho Olympic, trừ các bản tin thời sự và các chương trình tôn giáo sáng Chủ Nhật.

Cho dù việc tạm đình chỉ ngày nghỉ tuần chỉ được áp dụng tối đa 2 lần trong tháng, và những ngày đi làm tăng cường được tính theo chế độ làm thêm ngoài giờ, việc nghỉ bù được triển khai ngay sau khi Olympic kết thúc, nhưng các nghiệp đoàn vẫn xem biện pháp này là « không thể được », « sự vi phạm không thể chấp nhận được về thỏa ước xã hội và môi trường Olympic » « sự vi phạm luật lao động ».

Bernard Thibault, cựu tổng thư ký của CGT, hiện là đồng chủ tịch Ủy ban giám sát thỏa ước xã hội tại Thế Vận Hội Paris, được trang mạng báo L’Obs ngày 24/11/2023 trích dẫn, cho biết: « Chúng tôi được thông báo rằng 4.000 đến 5.000 người có thể bị ảnh hưởng » bởi nghị định này, trong số « 200.000 người làm công ăn lương mà hoạt động có liên quan đến Thế Vận Hội ». Trả lời AFP, luật sư chuyên về quyền lao động, Eric Rocheblave, lo ngại là sẽ có những nhân viên phải làm việc liên tục 3 tuần và đến tuần thứ 3 mới có ngày nghỉ, gây nguy cơ tại nạn lao động và các hệ lụy về sức khỏe tinh thần, thể chất của người lao động. Vị luật sư này cho rằng thay vì bắt người lao động làm việc liên tục thì nên tính đến giải pháp tuyển dụng nhân sự bổ sung.

Nghiệp đoàn CGT lấy làm tiếc là chính phủ đã « gạt hết mọi tranh luận từ phía các nghiệp đoàn », nên đã dọa kiện chính phủ Pháp ra trước tòa án Pháp và Liên Âu.

Hiệu ứng « tuyết cầu »

Nhìn tình hình tổng thể, dường như « lời dọa » đình công mùa Olympic của các nghiệp đoàn lao động trong những tháng gần đây đã phần nào phát huy hiệu quả. Chẳng hạn hồi cuối tháng Tư 2024, đòi hỏi của các lái tàu của hãng khai thác hệ thống tàu điện và xe bus tại vùng Paris, RATP, đã được đáp ứng : theo l’Express ngày 02/05, những lái tàu chỉ nghỉ làm dưới 4 ngày trong giai đoạn diễn ra Thế Vận Hội và Thế Vận Hội cho người khuyết tật sẽ được nhận khoản tiền thưởng lên tới 1.600 euro.

Về giới lao động trong ngành vệ sinh ở thủ đô Paris, các nghiệp đoàn trong ngành đều dọa đình công. Nghiệp đoàn CGT đã thông báo tổ chức đình công trong giai đoạn 14-16/05, 22-24/05, cũng như từ 01/07 đến 08/09/2024, tức là bao trùm lên toàn bộ thời gian diễn ra 2 sự kiện Olympic. CGT yêu cầu tăng lương tháng 400 euro cho toàn thể người lao động trong ngành vệ sinh ở Paris và khoản tiền thưởng 1900 euro. Những nhân viên quét rửa đường phố Paris còn đòi thêm 300 euro và một số yêu sách khác.

Một đại điện của nghiệp đoàn CGT, được l’Express ngày 02/05 trích dẫn, giải thích : « Cảnh sát thành phố được tiền thưởng, chúng tôi đều có chung chủ lao động (chính quyền thành phố). Chúng tôi cũng vậy, chúng tôi cũng bị quá tải về công việc với 15 triệu du khách, theo con số được thông báo (…) Chúng tôi phải làm việc 11/13 tuần (trong mùa Olympic). Một số người phải hủy kỳ nghỉ hè, và chúng tôi lại không có lực lượng tiếp viện ».

Về nỗi vất vả của các người làm nghề dọn dẹp vệ sinh,Denis Gravouil, tổng thư ký nghiệp đoàn thành viên của Tổng Liên Đoàn Lao động CGT, cho biết thêm : « Những người làm nghề nạo vét cống sẽ tham gia đóng góp cực kỳ nhiều để đảm bảo rằng nước sông Seine cuối cùng sẽ đủ sạch sẽ cuộc thi đấu bơi lội có thể sẽ diễn ra trên sông. Chúng ta biết rằng đây là một thách thức khá nhạy cảm. Muốn các công nhân nạo vét cống đi làm vào giữa mùa hè như vậy thì (chính quyền) phải lắng nghe họ và hiểu rằng đó là nghề vô cùng cực nhọc. Sau khi nghỉ hưu, tuổi thọ của các công nhân nạo vét cống thoát nước thấp hơn nhiều so với các ngành nghề khác. Vì vậy, rõ ràng là cần có sự hỗ trợ họ. Cần phải lắng nghe người làm công ăn lương, tạo thuận lợi để họ có thể có điều kiện làm việc tốt, có như vậy thì công việc của họ mới được hoàn thành tốt ».

Xin nhắc lại là riêng về phía thủ đô Paris, chính quyền Anne Hidalgo thông báo khoản tiền thưởng dao động từ 600 euro đến 1900 euro cho những nhân viên trong lực lượng cảnh sát thành phố hay đội ngũ nhân viên vệ sinh, tùy theo mức độ đóng góp trong mùa Thế Vận Hội.

Sau một ngày đình công hôm 14/05 của giới nhân viên vệ sinh, chính quyền thành phố Paris ra thông cáo cho biết đã đạt thỏa thuận với nghiệp đoàn. Phong trào đình công của nhân viên vệ sinh đã chấm dứt. Chính quyền của đô trưởng Anne Hidalgo chắn chắn không muốn Paris phải sống lại « cơn ác mộng rác thải » như hồi tháng 03/2023. Khi đó, nhân viên thu gom rác thải của thành phố và người lao động tại một số nhà máy thiêu hủy rác ở vùng Paris đình công dài ngày, khiến Paris biến thành « thành phố của các thùng rác », « bãi rác lộ thiên », « thành phố bốc mùi », vì lượng rác tồn đọng có ngày vượt ngưỡng 10.000 tấn.

Tuy nhiên, một số nhà bình luận xem đây là cái bẫy hiệu ứng « tuyết cầu » mà chính quyền đang sa vào, bởi khi đòi hỏi của người lao động trong lĩnh vực công này được đáp ứng thì giới lao động trong lĩnh vực khác cũng đưa yêu sách tương tự. Chẳng hạn hãng khai thác hệ thống tàu điện và xe bus tại vùng Paris RATP được đáp ứng thì các nghiệp đoàn của hãng tàu lửa quốc gia SNCF cũng muốn được hưởng quyền lợi tương tự. Khi cảnh sát Paris được thưởng 1900 euro thì nhân viên vệ sinh của thành phố cũng đã đòi hỏi khoản tương đương …

Olympic đã đến gần nhưng mối đe dọa của phong trào đình công vẫn treo lơ lửng phía trước, không chỉ trong các lĩnh vực công mà còn có thể liên quan đến các lĩnh vực tư nhân như siêu thị, nhà hàng, khách sạn, vốn đang chuẩn bị lên tuyến đầu lĩnh vực dịch vụ du khách mùa Thế Vận Hội.

Gần đây nhất, hôm 10/07/2024, do bất đồng với giới chủ về tiền thưởng cho nhân viên trong thời gian Thế Vận Hội (tiền thưởng Olympic), các nghiệp đoàn đại diện cho người lao động của hai sân bay quốc tế lớn tại vùng Paris, làRoissy-Charles de Gaulle và Orly, đã kêu gọi nhân viên làm việc tại hai sân bay này đình công cả ngày thứ Tư 17/07. Trong khi đó, theo lịch trình Olympic, vài ngàn vận động viên quốc tế đến Pháp vào ngày thứ Năm 18/07 để ổn định nơi ăn ở, tập luyện trước khi Thế Vận Hội chính thức khai mạc ngày 26/07/2024. Roissy-Charles de Gaulle và Orly là hai sân bay chính đón vận động viên và khách quốc tế đến Pháp dự Olympic. Theo báo Le Monde, trong kỳ Thế Vận Hội, sẽ có khoảng 350.000 người có chuyến bay xuất phát, quá cảnh hay đến hai sân bay này.

  continue reading

46 epizódok

Artwork
iconMegosztás
 
Manage episode 429314464 series 1455070
A tartalmat a France Médias Monde and RFI Tiếng Việt biztosítja. Az összes podcast-tartalmat, beleértve az epizódokat, grafikákat és podcast-leírásokat, közvetlenül a France Médias Monde and RFI Tiếng Việt vagy a podcast platform partnere tölti fel és biztosítja. Ha úgy gondolja, hogy valaki az Ön engedélye nélkül használja fel a szerzői joggal védett művét, kövesse az itt leírt folyamatot https://hu.player.fm/legal.

Từ vài tháng trước ngày khai mạc Thế Vận Hội Mùa Hè Paris 2024, sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh, và cũng là sự kiện quốc tế lớn nhất nước Pháp từng tổ chức, bên cạnh mối lo an ninh các nhà tổ chức và chính quyền Macron còn có nỗi lo ngại về nguy cơ đình công, nhất là tại Paris và trong nhiều lĩnh vực trọng điểm như giao thông công cộng, vệ sinh, chăm sóc y tế …

Trong mắt quốc tế, bên cạnh các biểu tượng về văn hóa, kiến trúc, ẩm thực … thì biểu tình, đình công vốn từ trước đến nay vẫn được xem là một nét đặc thù của xã hội Pháp. Nhưng phong trào đình công bùng nổ trong mùa Thế Vận Hội Mùa Hè Paris 2024 có lẽ là điều không ai muốn xảy ra, cả từ phía chính quyền Pháp và du khách (trong nước và quốc tế), được ước tính khoảng 15 triệu người.

Phát biểu trên kênh BFMTV và RMC, tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm 10/04/2024 đã bày tỏ « lòng tin tưởng » vào « tinh thần trách nhiệm » và sự « đồng hành » của các nghiệp đoàn, bởi vì theo ông Macron, « nước Pháp là một đội, một quốc gia đoàn kết ». Lời kêu gọi tạm ngưng phong trào đấu tranh xã hội trong giai đoạn Olympic được đưa ra trong bối cảnh một số nghiệp đoàn lớn như CGT và FO đã thông báo tổ chức đình công vào mùa Thế Vận Hội. Đòi hỏi chủ yếu của người lao động là được tăng lương, cải thiện điều kiện lao động nói chung và được hưởng trợ cấp, tiền thưởng khi phải đi làm trong mùa cao điểm Olympic.

Trên đài France Culture ngày 09/05, Denis Gravouil, tổng thư ký liên đoàn quốc gia trong lĩnh vực biểu diễn, điện ảnh, nghe nhìn và hoạt động Văn hóa, thuộc nghiệp đoàn CGT (Tổng Liên Đoàn Lao động), giải thích :

« Quyền đình công là một quyền hiến định. Xin nhắc lại, quyền đình công là phương tiện, để chỉ sau một thời gian ngắn, cân đối lại một quyền lực vốn đã bị mất cân bằng. Giới chủ, các chủ lao động có một quyền lực đáng kể, chẳng hạn chính họ là người quyết định ngày nghỉ phép của người lao động. Chứ không phải lao động là người quyết định nghỉ phép khi họ muốn. Thế Vận Hội là dịp cho chúng ta nhìn lại vấn đề. Điều này ảnh hưởng chẳng hạn đến khả năng sắp xếp cuộc sống gia đình của người lao động. Quyền đình công là một quyền hiến định, là quyền cho phép quý vị cho thấy sự phản đối.

(...) Dẫu sao thì ngọn lửa giận dữ cũng đã tồn tại từ trước và chúng tôi đã thấy rõ điều đó rồi. Đó là ngọn lửa giận dữ sau phong trào chống cải tổ hưu trí hồi năm ngoái. Bây giờ, câu hỏi đặt ra với chúng tôi là sẽ phải làm gì để giúp những người lao động mà lượng công việc sẽ phải tăng hoặc bị thay đổi công việc trong giai đoạn Thế Vận Hội ?

Xin lấy ví dụ về giới nhân viên y tế. Chúng ta đều biết rõ là khách du lịch đổ dồn đến sẽ gây ảnh hưởng đến dịch vụ cấp cứu của các bệnh viện, vốn dĩ đã lâm cảnh cực kỳ căng thẳng. Chúng tôi không chắc là các khoa cấp cứu đủ khả năng xử lý trước làn sóng khách du lịch, đặc biệt à do thiếu nhân lực. Đây là vấn đề mang tính cơ cấu, về tuyển dụng do mức lương bổng (…). Đây là một vấn đề thực sự do dịch vụ công trong các bệnh viện đang xuống cấp bởi các quyết định về ngân sách được thực hiện trong nhiều năm qua.

Thế Vận Hội sẽ cho thấy liệu dịch vụ cấp cứu có đáp ứng được cho Thế Vận Hội và nói chung là người dân hay không và liệu các khoa cấp cứu có đóng cửa như chúng ta đã từng biết ở một số nơi hay không » (…)

(…) Đình công là giải pháp cuối cùng khi mà ý kiến của chúng tôi không được lắng nghe. Xin nhắc lại là chúng tôi đình công chẳng phải vì thích thú gì đâu. Đúng là đôi khi đình công cũng mang không khí lễ hội nhưng mà đình công cũng khiến chúng tôi mất một phần lương, nhất là trong bối cảnh mức lương của nhiều người như hiện nay đã là quá thấp rồi. Thế nên, đình công không phải là một trò chơi mà trái lại đó là công cụ để chúng tôi sử dụng vào một thời điểm nhất định nào đó để ý kiến của chúng tôi được lắng nghe. Nhưng điều đáng nói là chính phủ đang gấp rút muốn chúng tôi dừng đình công (trong mùa Olympic) rồi mọi chuyện sẽ được xem xét sau. Nhưng không, giờ chính là lúc phải giải quyết mọi chuyện ».

Khi Olympic trở thành đòn bẩy gây sức ép

Thế Vận Hội dường như trở thành đòn bẩy cho phong trào đình công. Nói cách khác, các nghiệp đoàn và người lao động muốn tận dụng sự kiện thể thao mang tính lích sử để gây sức ép, buộc chính phủ Macron nhượng bộ trước các đòi hỏi của các phong trào xã hội. Đại diện nghiệp đoàn CGT, Denis Gravouil, lý giải :

« Điều kỳ cục là những người theo chủ nghĩa tự do thì luôn có xu hướng muốn nói rằng người làm công ăn lương không được có ý kiến gì về điều kiện lao động trong thời gian diễn ra những sự kiện lớn, khi kỳ nghỉ lễ bắt đầu chẳng hạn. Nhưng chính lúc này là lúc người lao động được yêu cầu phải nỗ lực nhiều nhất vì rõ ràng đây là thời điểm sẽ có rất đông người. Vì vậy, nếu họ muốn chúng tôi ngưng đình công trong giai đoạn Olympic, thì trước tiên họ cần hiểu là chúng tôi đang yêu cầu được tham vấn, chúng tôi yêu cầu có đối thoại và họ trả lời các câu hỏi của chúng tôi.

Tôi xin nói rõ là chúng tôi vẫn đang chờ chính phủ sắp xếp, tổ chức lại mọi việc tốt hơn một chút và quan tâm đến ý kiến của người lao động. Có những lĩnh vực dịch vụ công mà họ nói với người làm công ăn lương là sẽ không được nghỉ phép như dự kiến trong thời gian diễn ra Thế Vận Hội, hay ở các tỉnh có liên quan đến việc tổ chức Olympic thì sẽ cần nhiều nhân viên lễ tân, hoặc trong lĩnh vực chăm sóc y tế, nhân viên lại một lần nữa được thông báo là họ sẽ chỉ được nghỉ phép sau khi Thế Vận Hội khép lại, thậm chí là sau cả Thế Vận Hội cho người khuyết tật. Ai cũng có quyền có cuộc sống gia đình riêng, thế nhưng họ lại đang nhân danh Thế Vận Hội yêu cầu người lao động nỗ lực và không cho họ nghỉ phép, trong khi lợi lộc thì người khác lại được hưởng.

Như tôi đã nói, việc cắt bỏ ngày nghỉ trong tuần của một số người trong vòng 3 tuần liên tục chắc chắn không phải là một điều tiến bộ. Việc khuyến khích mọi người làm việc vào ngày Chủ Nhật, bên cạnh việc cắt ngày nghỉ hàng tuần, cũng là một sự tụt lùi hiện vẫn chưa được quản lý đúng mức ».

Trên thực tế, điều mà tổng thư ký liên đoàn quốc gia trong lĩnh vực biểu diễn, điện ảnh, nghe nhìn và hoạt động Văn hóa, thuộc Tổng Liên Đoàn Lao động CGT, nói đến ở trên liên quan đến nghị định được công bố trên Công báo hôm 24/11/2023, có chữ ký của thủ tướng và bộ trưởng Lao Động, theo đó, từ ngày 18/07 (tám ngày trước khai mạc Olympic) đến 14/08 (ba ngày sau Olympic), đối với nhóm công ty truyền thông, nghe nhìn mà « hoạt động bắt sóng, truyền sóng, phát sóng trực tiếp và phát lại các trận thi đấu gia tăng nhiều », cũng như các công ty phải « đảm bảo các hoạt động liên quan đến việc tổ chức thi đấu và vận hành các cơ sở có liên quan đến việc tổ chức và điều hành Thế Vận Hội », người lao động phải làm việc 7/7 ngày mỗi tuần, ngày nghỉ tuần và nghỉ bù phải lùi xuống sau Thế Vận Hội.

Trên thực tế, theo trang mạng báo L’Obs cũng ngày 24/11, chẳng hạn đài truyền hình công France 2 và France 3 dự kiến sẽ dành phần lớn thời lượng chương trình phát sóng cho Olympic, trừ các bản tin thời sự và các chương trình tôn giáo sáng Chủ Nhật.

Cho dù việc tạm đình chỉ ngày nghỉ tuần chỉ được áp dụng tối đa 2 lần trong tháng, và những ngày đi làm tăng cường được tính theo chế độ làm thêm ngoài giờ, việc nghỉ bù được triển khai ngay sau khi Olympic kết thúc, nhưng các nghiệp đoàn vẫn xem biện pháp này là « không thể được », « sự vi phạm không thể chấp nhận được về thỏa ước xã hội và môi trường Olympic » « sự vi phạm luật lao động ».

Bernard Thibault, cựu tổng thư ký của CGT, hiện là đồng chủ tịch Ủy ban giám sát thỏa ước xã hội tại Thế Vận Hội Paris, được trang mạng báo L’Obs ngày 24/11/2023 trích dẫn, cho biết: « Chúng tôi được thông báo rằng 4.000 đến 5.000 người có thể bị ảnh hưởng » bởi nghị định này, trong số « 200.000 người làm công ăn lương mà hoạt động có liên quan đến Thế Vận Hội ». Trả lời AFP, luật sư chuyên về quyền lao động, Eric Rocheblave, lo ngại là sẽ có những nhân viên phải làm việc liên tục 3 tuần và đến tuần thứ 3 mới có ngày nghỉ, gây nguy cơ tại nạn lao động và các hệ lụy về sức khỏe tinh thần, thể chất của người lao động. Vị luật sư này cho rằng thay vì bắt người lao động làm việc liên tục thì nên tính đến giải pháp tuyển dụng nhân sự bổ sung.

Nghiệp đoàn CGT lấy làm tiếc là chính phủ đã « gạt hết mọi tranh luận từ phía các nghiệp đoàn », nên đã dọa kiện chính phủ Pháp ra trước tòa án Pháp và Liên Âu.

Hiệu ứng « tuyết cầu »

Nhìn tình hình tổng thể, dường như « lời dọa » đình công mùa Olympic của các nghiệp đoàn lao động trong những tháng gần đây đã phần nào phát huy hiệu quả. Chẳng hạn hồi cuối tháng Tư 2024, đòi hỏi của các lái tàu của hãng khai thác hệ thống tàu điện và xe bus tại vùng Paris, RATP, đã được đáp ứng : theo l’Express ngày 02/05, những lái tàu chỉ nghỉ làm dưới 4 ngày trong giai đoạn diễn ra Thế Vận Hội và Thế Vận Hội cho người khuyết tật sẽ được nhận khoản tiền thưởng lên tới 1.600 euro.

Về giới lao động trong ngành vệ sinh ở thủ đô Paris, các nghiệp đoàn trong ngành đều dọa đình công. Nghiệp đoàn CGT đã thông báo tổ chức đình công trong giai đoạn 14-16/05, 22-24/05, cũng như từ 01/07 đến 08/09/2024, tức là bao trùm lên toàn bộ thời gian diễn ra 2 sự kiện Olympic. CGT yêu cầu tăng lương tháng 400 euro cho toàn thể người lao động trong ngành vệ sinh ở Paris và khoản tiền thưởng 1900 euro. Những nhân viên quét rửa đường phố Paris còn đòi thêm 300 euro và một số yêu sách khác.

Một đại điện của nghiệp đoàn CGT, được l’Express ngày 02/05 trích dẫn, giải thích : « Cảnh sát thành phố được tiền thưởng, chúng tôi đều có chung chủ lao động (chính quyền thành phố). Chúng tôi cũng vậy, chúng tôi cũng bị quá tải về công việc với 15 triệu du khách, theo con số được thông báo (…) Chúng tôi phải làm việc 11/13 tuần (trong mùa Olympic). Một số người phải hủy kỳ nghỉ hè, và chúng tôi lại không có lực lượng tiếp viện ».

Về nỗi vất vả của các người làm nghề dọn dẹp vệ sinh,Denis Gravouil, tổng thư ký nghiệp đoàn thành viên của Tổng Liên Đoàn Lao động CGT, cho biết thêm : « Những người làm nghề nạo vét cống sẽ tham gia đóng góp cực kỳ nhiều để đảm bảo rằng nước sông Seine cuối cùng sẽ đủ sạch sẽ cuộc thi đấu bơi lội có thể sẽ diễn ra trên sông. Chúng ta biết rằng đây là một thách thức khá nhạy cảm. Muốn các công nhân nạo vét cống đi làm vào giữa mùa hè như vậy thì (chính quyền) phải lắng nghe họ và hiểu rằng đó là nghề vô cùng cực nhọc. Sau khi nghỉ hưu, tuổi thọ của các công nhân nạo vét cống thoát nước thấp hơn nhiều so với các ngành nghề khác. Vì vậy, rõ ràng là cần có sự hỗ trợ họ. Cần phải lắng nghe người làm công ăn lương, tạo thuận lợi để họ có thể có điều kiện làm việc tốt, có như vậy thì công việc của họ mới được hoàn thành tốt ».

Xin nhắc lại là riêng về phía thủ đô Paris, chính quyền Anne Hidalgo thông báo khoản tiền thưởng dao động từ 600 euro đến 1900 euro cho những nhân viên trong lực lượng cảnh sát thành phố hay đội ngũ nhân viên vệ sinh, tùy theo mức độ đóng góp trong mùa Thế Vận Hội.

Sau một ngày đình công hôm 14/05 của giới nhân viên vệ sinh, chính quyền thành phố Paris ra thông cáo cho biết đã đạt thỏa thuận với nghiệp đoàn. Phong trào đình công của nhân viên vệ sinh đã chấm dứt. Chính quyền của đô trưởng Anne Hidalgo chắn chắn không muốn Paris phải sống lại « cơn ác mộng rác thải » như hồi tháng 03/2023. Khi đó, nhân viên thu gom rác thải của thành phố và người lao động tại một số nhà máy thiêu hủy rác ở vùng Paris đình công dài ngày, khiến Paris biến thành « thành phố của các thùng rác », « bãi rác lộ thiên », « thành phố bốc mùi », vì lượng rác tồn đọng có ngày vượt ngưỡng 10.000 tấn.

Tuy nhiên, một số nhà bình luận xem đây là cái bẫy hiệu ứng « tuyết cầu » mà chính quyền đang sa vào, bởi khi đòi hỏi của người lao động trong lĩnh vực công này được đáp ứng thì giới lao động trong lĩnh vực khác cũng đưa yêu sách tương tự. Chẳng hạn hãng khai thác hệ thống tàu điện và xe bus tại vùng Paris RATP được đáp ứng thì các nghiệp đoàn của hãng tàu lửa quốc gia SNCF cũng muốn được hưởng quyền lợi tương tự. Khi cảnh sát Paris được thưởng 1900 euro thì nhân viên vệ sinh của thành phố cũng đã đòi hỏi khoản tương đương …

Olympic đã đến gần nhưng mối đe dọa của phong trào đình công vẫn treo lơ lửng phía trước, không chỉ trong các lĩnh vực công mà còn có thể liên quan đến các lĩnh vực tư nhân như siêu thị, nhà hàng, khách sạn, vốn đang chuẩn bị lên tuyến đầu lĩnh vực dịch vụ du khách mùa Thế Vận Hội.

Gần đây nhất, hôm 10/07/2024, do bất đồng với giới chủ về tiền thưởng cho nhân viên trong thời gian Thế Vận Hội (tiền thưởng Olympic), các nghiệp đoàn đại diện cho người lao động của hai sân bay quốc tế lớn tại vùng Paris, làRoissy-Charles de Gaulle và Orly, đã kêu gọi nhân viên làm việc tại hai sân bay này đình công cả ngày thứ Tư 17/07. Trong khi đó, theo lịch trình Olympic, vài ngàn vận động viên quốc tế đến Pháp vào ngày thứ Năm 18/07 để ổn định nơi ăn ở, tập luyện trước khi Thế Vận Hội chính thức khai mạc ngày 26/07/2024. Roissy-Charles de Gaulle và Orly là hai sân bay chính đón vận động viên và khách quốc tế đến Pháp dự Olympic. Theo báo Le Monde, trong kỳ Thế Vận Hội, sẽ có khoảng 350.000 người có chuyến bay xuất phát, quá cảnh hay đến hai sân bay này.

  continue reading

46 epizódok

Minden epizód

×
 
Loading …

Üdvözlünk a Player FM-nél!

A Player FM lejátszó az internetet böngészi a kiváló minőségű podcastok után, hogy ön élvezhesse azokat. Ez a legjobb podcast-alkalmazás, Androidon, iPhone-on és a weben is működik. Jelentkezzen be az feliratkozások szinkronizálásához az eszközök között.

 

Gyors referencia kézikönyv