Lépjen offline állapotba az Player FM alkalmazással!
Triển lãm Quốc phòng : Việt Nam thể hiện “khả năng răn đe”, hướng đến xuất khẩu thiết bị quân sự
Manage episode 455742476 series 130289
Việt Nam chi khoảng 120 tỷ đồng, từ nguồn tài trợ và từ nguồn tài chính xã hội hóa, để tổ chức Triển lãm quốc phòng quốc tế lần thứ hai (19-22/12/2024). Đây là cơ hội để Việt Nam “chứng minh nền công nghiệp quốc phòng tự lực, tự chủ, tự cường, song vẫn sẵn sàng hợp tác với các nước có nền công nghiệp quốc phòng tiên tiến để học hỏi”, đặc biệt là những khách mời quan trọng như Mỹ, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Israel, Pháp, Anh, Tây Ban Nha.
Việc tổ chức triển lãm quốc phòng là một thay đổi lớn trong quân đội Việt Nam, thường vẫn khá bí mật. Triển lãm quốc phòng quốc tế lần này có ý nghĩa và tầm quan trọng như thế nào đối với quân đội Việt Nam ? Nghiên cứu sinh Nguyễn Thế Phương, chuyên về an ninh hàng hải và các vấn đề hải quân, Đại học New South Wales, Canberra, Úc, trả lời phỏng vấn RFI Tiếng Việt.
RFI : Việt Nam tổ chức triển lãm quốc phòng lần thứ hai, từ 19-22/12/2024. Triển lãm này dường như trở thành hoạt động thông lệ hai năm một lần. Sự kiện có ý nghĩa như thế nào cho Việt Nam và bộ Quốc Phòng ? Hà Nội trông đợi gì từ các nhà cung cấp thiết bị quân sự quốc tế tham gia ?
Nguyễn Thế Phương : Sự kiện này sẽ mang hai hàm ý. Thứ nhất là gửi thông điệp tới trong nước rằng Quân đội Việt Nam có đủ khả năng và đủ sức mạnh để có thể bảo vệ lợi ích và chủ quyền của Việt Nam ở trên biển cũng như trên bộ. Đây là thông điệp rõ ràng và là thông điệp quan trọng nhất mà thông qua cuộc triển lãm lần này, có thể đưa ra.
Thứ hai là với nước ngoài. Ở đây có một điểm là từ trước đến nay, truyền thống Quân đội Việt Nam là khá bí mật, bí mật trong cả quá trình phát triển, trưởng thành, đặc biệt hơn là bí mật trong quá trình phát triển vũ khí. Khoảng 5 đến 10 năm trở lại đây, sau một số cuộc thảo luận nội bộ, có vẻ như đảng và quân đội nhất trí rằng, thông qua triển lãm quốc phòng, quân đội sẽ có thể giới thiệu một số năng lực cho nước ngoài biết và từ đó sẽ gia tăng khả năng tạo dựng hình ảnh, cũng như gia tăng khả năng chống chịu trước những sức ép từ bên ngoài, mà thuật ngữ chuyên môn gọi là “khả năng răn đe”.
Điểm thứ ba là hoạt động triển lãm sẽ giúp cho Việt Nam tiếp cận được các nhà thầu quốc phòng nước ngoài quan trọng, nhằm đẩy mạnh quá trình hiện đại hóa quân đội theo hướng tăng cường mối quan hệ giữa quân đội và ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam với ngành công nghiệp quốc phòng của các quốc gia mà Việt Nam đang có mối quan hệ rất tốt. Điểm này cũng nằm trong chính sách được tiến hành từ 5, 6 năm trở lại đây, bởi vì chiến tranh Nga-Ukraina, rồi những vấn đề về tranh chấp, xung đột khắp thế giới cho thấy một trong những cái cốt lõi nhất để có thể giúp cho Việt Nam và quân đội Việt Nam giữ vững được năng lực bảo vệ chủ quyền, đó là tự chủ, hoặc theo một số người nói là “tự chủ chiến lược”.
Việt Nam kỳ vọng gì ? Nếu thông qua những gì đã được công khai, rõ ràng triển lãm quốc phòng lần thứ 2 này có quy mô lớn hơn rất nhiều so với triển lãm quốc phòng lần thứ nhất. Nếu nhìn vào các quốc gia tham gia triển lãm quốc phòng, có thể thấy là hầu như tất cả các nền công nghiệp quốc phòng lớn đều có mặt, đặc biệt hơn là những nền công nghiệp quốc phòng có vẻ như đang đối đầu nhau, ví dụ Nga - Mỹ, Iran - Israel đều tham dự. Điều đó giúp cho Việt Nam mở rộng không gian tương tác với các nền công nghiệp quốc phòng khác nhau, qua đó học hỏi kinh nghiệm từ họ, đặc biệt là từ những nền công nghiệp quốc phòng có tính tự chủ cao, học hỏi thêm một số công nghệ quốc phòng mà từ trước tới nay Việt Nam chưa tiếp cận được, cũng như mở rộng mối quan hệ để có thể thúc đẩy hơn hợp tác về công nghiệp quốc phòng trong tương lai.
Ngoài ra, cũng hoàn toàn có khả năng là trong triển lãm lần này, sẽ có một số hợp đồng quốc phòng giữa Việt Nam và các nước được công bố. Chưa biết cụ thể là như thế nào, nhưng khả năng đó cũng rất là cao.
RFI : Theo thiếu tướng Lê Quang Tuyến, phó chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, trong triển lãm năm 2022, có 5 hợp đồng được ký kết và năm nay dự kiến sẽ có các hoạt động tương tự. Như anh đề cập, quân đội Việt Nam có khả năng ký một số hợp đồng. Vậy những hợp đồng này có thể sẽ liên quan đến những hạng mục nào ? Việt Nam trông đợi gì từ những hợp đồng này ?
Nguyễn Thế Phương : Thực ra, ở thời điểm hiện tại, rất khó nêu ra cụ thể những hợp đồng đó là gì, nhưng chắc chắn nó sẽ liên quan tới quá trình hiện đại hóa quân đội, theo đó Việt Nam có thể mua thêm một số vũ khí, khí tài, ví dụ liên quan tới không quân và một số loại công nghệ và vũ khí, khí tài liên quan tới lục quân. Không hẳn là Việt Nam sẽ mua một vũ khí mới hoàn toàn, nguyên chiếc, mà có thể là những hợp đồng mang tính chuyển giao công nghệ, hoặc những cái tạm gọi là MOU - ý định thư hoặc nghị định thư - mà Việt Nam tham gia vào việc chế tạo một số bộ phận của các loại vũ khí nào đó. Đây cũng là những điểm cần nhắc tới, bởi vì, như đã nói, mục tiêu là cải thiện năng lực của ngành công nghiệp quốc phòng nội địa và sẽ phải liên quan tới một số loại công nghệ lõi và công nghệ nguồn.
Thông qua triển lãm lần này và có thể là một số hoạt động hợp tác song phương và đa phương giữa Việt Nam và các đối tác khác, vấn đề chuyển giao công nghệ lõi, công nghệ nguồn, hoặc là Việt Nam tiếp cận một phần nào đó thông qua chuỗi sản xuất vũ khí, sẽ giúp cải thiện năng lực chế tạo của Việt Nam, bên cạnh việc Việt Nam có thể mua một số loại vũ khí hiện đại. Nhưng chủ yếu vẫn tập trung vào những quân chủng, binh chủng mà Việt Nam mong muốn tiến thẳng lên hiện đại, ở đây sẽ có hải quân và không quân. Ngoài ra sẽ có một số MOU có thể liên quan tới những lực lượng khác, ví dụ tác chiến điện tử, hoặc là tình báo tín hiệu hoặc những vấn đề tương tự.
RFI : Triển lãm quốc phòng cũng là dịp để giới thiệu đến các đối tác quốc tế những vũ khí, trang thiết bị do Việt Nam chế tạo, được nhấn mạnh là “có những vượt trội”. Ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam hiện xuất khẩu những loại trang thiết bị quân sự nào ?
Nguyễn Thế Phương : Theo một số thông tin gần đây, Việt Nam xuất khẩu một vài thứ khá đơn giản, ví dụ đạn dược, một số cấu phần của súng cho bộ binh và thuốc nổ. Hiện nay, vấn đề quan trọng nhất của một nền công nghiệp quốc phòng mà muốn phát triển một cách bền vững, đó là phải tìm hiểu và mở rộng thị trường cho sản phẩm quốc phòng đó. Triển lãm quốc phòng lần này cũng là dịp để Việt Nam có thể tìm hiểu thị hiếu, nhu cầu, cũng như tìm hiểu thông lệ trong việc buôn bán, trao đổi các mặt hàng vũ khí quốc phòng với các đối tác, tại vì danh sách các mặt hàng mà Việt Nam xuất khẩu hiện nay không phải là lớn lắm.
Ngoài đạn dược, các cấu phần của súng, thuốc nổ, thì lác đác đâu đó còn là những mặt hàng có liên quan tới tàu. Nhưng tàu ở đây không phải là Việt Nam tự làm mà là liên doanh với một công ty nước ngoài, cụ thể ở đây là Damen (Hà Lan). Đã có thông tin Việt Nam xuất khẩu một số dạng tàu chở quân và tàu đổ bộ cho một số nước ở châu Mỹ Latinh và châu Phi chẳng hạn, nhưng sản phẩm đó là sản phẩm liên doanh. Điều này phần nào đó cũng cho thấy rằng việc hợp tác giữa một công ty Việt Nam và một công ty nước ngoài trong việc xây dựng và chế tạo các loại vũ khí, khí tài là một bước đi đúng đắn, sẽ giúp cho Việt Nam đẩy nhanh quá trình tiếp cận công nghệ và qua đó giúp cho các tổ hợp quốc phòng Việt Nam trưởng thành hơn.
Sắp tới, tham vọng của Việt Nam là xuất khẩu một số loại vũ khí, khí tài công nghệ cao. Chẳng hạn trước đây Viettel cũng đã có hợp đồng tạm gọi là xuất khẩu một số “mô hình huấn luyện” cho các quốc gia như Indonesia, hoặc xuất khẩu các loại radar, máy bay không người lái. Triển lãm lần này cũng là dịp để họ tìm hiểu nhu cầu của thị trường về những sản phẩm công nghệ cao mà Việt Nam đã tự sản xuất được.
RFI : Theo Reuters, Iran được cho là tham gia triển lãm quốc phòng ở Hà Nội trong khi nước này đang bị trừng phạt quốc tế. Tương tự, tập đoàn Nirinco Group của Trung Quốc, nằm trong danh sách trừng phạt của Mỹ. Liệu quyết định này có tác động đến hình ảnh của Việt Nam?
Nguyễn Thế Phương : Thực ra, biện pháp trừng phạt đó sẽ liên quan tới việc mua sắm hơn là chỉ tham gia vào triển lãm. Họ đến Việt Nam mở gian hàng và họ có một số catalogue và trưng bày một số loại vũ khí hạng nhẹ. Điểm đó cũng không ảnh hưởng nhiều lắm tới “trừng phạt”. Trừng phạt là liên quan tới việc mua vũ khí của Iran, mua công nghệ của Iran, của Trung Quốc trong một số mảng cụ thể, chứ không phải là tất cả các mảng.
Còn bảo là có ảnh hưởng tới hình ảnh hay không, thực ra cũng không ảnh hưởng mấy, bởi vì thông qua triển lãm này, Việt Nam còn gửi một thông điệp ngược lại. Chính sách đối ngoại của Việt Nam gần đây vẫn hay nói tới “ngoại giao cây tre”, cho nên việc mời cả Iran, Trung Quốc chứng tỏ rằng trong mảng an ninh quốc phòng nói riêng, Việt Nam chơi với tất cả các nước và đối xử với tất cả một quốc gia như nhau, bất kể là họ đang có đối đầu hay có căng thẳng.
Riêng về trường hợp của Trung Quốc, từ khoảng một năm trở lại đây, giao lưu hợp tác quốc phòng giữa hai bên dày đặc hơn. Việc cho phép tập đoàn Norinco tham gia triển lãm quốc phòng cho thấy mối quan hệ an ninh quốc phòng song phương có một điểm đáng để nhắc tới, chứ không phải là buồn tẻ như từ trước tới nay. Còn việc Việt Nam có mua hay không hoặc mua như thế nào thì đó lại là chuyện khác, không bàn tới. Chưa kể rằng họ mang vũ khí tới triển lãm này không phải chỉ giới thiệu cho Việt Nam, mà còn cho các nước khác nữa, bởi vì Việt Nam mời đại diện của hầu như tất cả các nước Đông Nam Á và các nước mà có quan hệ với Việt Nam tới tham gia triển lãm. Các nước này có thể mua bán, họ sẽ đặt hợp đồng qua lại lẫn nhau, chứ không phải chỉ cho Việt Nam. Vấn đề này cũng nên hiểu rõ như vậy.
RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn Nguyễn Thế Phương, Đại học New South Wales, Canberra, Úc.
83 epizódok
Manage episode 455742476 series 130289
Việt Nam chi khoảng 120 tỷ đồng, từ nguồn tài trợ và từ nguồn tài chính xã hội hóa, để tổ chức Triển lãm quốc phòng quốc tế lần thứ hai (19-22/12/2024). Đây là cơ hội để Việt Nam “chứng minh nền công nghiệp quốc phòng tự lực, tự chủ, tự cường, song vẫn sẵn sàng hợp tác với các nước có nền công nghiệp quốc phòng tiên tiến để học hỏi”, đặc biệt là những khách mời quan trọng như Mỹ, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Israel, Pháp, Anh, Tây Ban Nha.
Việc tổ chức triển lãm quốc phòng là một thay đổi lớn trong quân đội Việt Nam, thường vẫn khá bí mật. Triển lãm quốc phòng quốc tế lần này có ý nghĩa và tầm quan trọng như thế nào đối với quân đội Việt Nam ? Nghiên cứu sinh Nguyễn Thế Phương, chuyên về an ninh hàng hải và các vấn đề hải quân, Đại học New South Wales, Canberra, Úc, trả lời phỏng vấn RFI Tiếng Việt.
RFI : Việt Nam tổ chức triển lãm quốc phòng lần thứ hai, từ 19-22/12/2024. Triển lãm này dường như trở thành hoạt động thông lệ hai năm một lần. Sự kiện có ý nghĩa như thế nào cho Việt Nam và bộ Quốc Phòng ? Hà Nội trông đợi gì từ các nhà cung cấp thiết bị quân sự quốc tế tham gia ?
Nguyễn Thế Phương : Sự kiện này sẽ mang hai hàm ý. Thứ nhất là gửi thông điệp tới trong nước rằng Quân đội Việt Nam có đủ khả năng và đủ sức mạnh để có thể bảo vệ lợi ích và chủ quyền của Việt Nam ở trên biển cũng như trên bộ. Đây là thông điệp rõ ràng và là thông điệp quan trọng nhất mà thông qua cuộc triển lãm lần này, có thể đưa ra.
Thứ hai là với nước ngoài. Ở đây có một điểm là từ trước đến nay, truyền thống Quân đội Việt Nam là khá bí mật, bí mật trong cả quá trình phát triển, trưởng thành, đặc biệt hơn là bí mật trong quá trình phát triển vũ khí. Khoảng 5 đến 10 năm trở lại đây, sau một số cuộc thảo luận nội bộ, có vẻ như đảng và quân đội nhất trí rằng, thông qua triển lãm quốc phòng, quân đội sẽ có thể giới thiệu một số năng lực cho nước ngoài biết và từ đó sẽ gia tăng khả năng tạo dựng hình ảnh, cũng như gia tăng khả năng chống chịu trước những sức ép từ bên ngoài, mà thuật ngữ chuyên môn gọi là “khả năng răn đe”.
Điểm thứ ba là hoạt động triển lãm sẽ giúp cho Việt Nam tiếp cận được các nhà thầu quốc phòng nước ngoài quan trọng, nhằm đẩy mạnh quá trình hiện đại hóa quân đội theo hướng tăng cường mối quan hệ giữa quân đội và ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam với ngành công nghiệp quốc phòng của các quốc gia mà Việt Nam đang có mối quan hệ rất tốt. Điểm này cũng nằm trong chính sách được tiến hành từ 5, 6 năm trở lại đây, bởi vì chiến tranh Nga-Ukraina, rồi những vấn đề về tranh chấp, xung đột khắp thế giới cho thấy một trong những cái cốt lõi nhất để có thể giúp cho Việt Nam và quân đội Việt Nam giữ vững được năng lực bảo vệ chủ quyền, đó là tự chủ, hoặc theo một số người nói là “tự chủ chiến lược”.
Việt Nam kỳ vọng gì ? Nếu thông qua những gì đã được công khai, rõ ràng triển lãm quốc phòng lần thứ 2 này có quy mô lớn hơn rất nhiều so với triển lãm quốc phòng lần thứ nhất. Nếu nhìn vào các quốc gia tham gia triển lãm quốc phòng, có thể thấy là hầu như tất cả các nền công nghiệp quốc phòng lớn đều có mặt, đặc biệt hơn là những nền công nghiệp quốc phòng có vẻ như đang đối đầu nhau, ví dụ Nga - Mỹ, Iran - Israel đều tham dự. Điều đó giúp cho Việt Nam mở rộng không gian tương tác với các nền công nghiệp quốc phòng khác nhau, qua đó học hỏi kinh nghiệm từ họ, đặc biệt là từ những nền công nghiệp quốc phòng có tính tự chủ cao, học hỏi thêm một số công nghệ quốc phòng mà từ trước tới nay Việt Nam chưa tiếp cận được, cũng như mở rộng mối quan hệ để có thể thúc đẩy hơn hợp tác về công nghiệp quốc phòng trong tương lai.
Ngoài ra, cũng hoàn toàn có khả năng là trong triển lãm lần này, sẽ có một số hợp đồng quốc phòng giữa Việt Nam và các nước được công bố. Chưa biết cụ thể là như thế nào, nhưng khả năng đó cũng rất là cao.
RFI : Theo thiếu tướng Lê Quang Tuyến, phó chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, trong triển lãm năm 2022, có 5 hợp đồng được ký kết và năm nay dự kiến sẽ có các hoạt động tương tự. Như anh đề cập, quân đội Việt Nam có khả năng ký một số hợp đồng. Vậy những hợp đồng này có thể sẽ liên quan đến những hạng mục nào ? Việt Nam trông đợi gì từ những hợp đồng này ?
Nguyễn Thế Phương : Thực ra, ở thời điểm hiện tại, rất khó nêu ra cụ thể những hợp đồng đó là gì, nhưng chắc chắn nó sẽ liên quan tới quá trình hiện đại hóa quân đội, theo đó Việt Nam có thể mua thêm một số vũ khí, khí tài, ví dụ liên quan tới không quân và một số loại công nghệ và vũ khí, khí tài liên quan tới lục quân. Không hẳn là Việt Nam sẽ mua một vũ khí mới hoàn toàn, nguyên chiếc, mà có thể là những hợp đồng mang tính chuyển giao công nghệ, hoặc những cái tạm gọi là MOU - ý định thư hoặc nghị định thư - mà Việt Nam tham gia vào việc chế tạo một số bộ phận của các loại vũ khí nào đó. Đây cũng là những điểm cần nhắc tới, bởi vì, như đã nói, mục tiêu là cải thiện năng lực của ngành công nghiệp quốc phòng nội địa và sẽ phải liên quan tới một số loại công nghệ lõi và công nghệ nguồn.
Thông qua triển lãm lần này và có thể là một số hoạt động hợp tác song phương và đa phương giữa Việt Nam và các đối tác khác, vấn đề chuyển giao công nghệ lõi, công nghệ nguồn, hoặc là Việt Nam tiếp cận một phần nào đó thông qua chuỗi sản xuất vũ khí, sẽ giúp cải thiện năng lực chế tạo của Việt Nam, bên cạnh việc Việt Nam có thể mua một số loại vũ khí hiện đại. Nhưng chủ yếu vẫn tập trung vào những quân chủng, binh chủng mà Việt Nam mong muốn tiến thẳng lên hiện đại, ở đây sẽ có hải quân và không quân. Ngoài ra sẽ có một số MOU có thể liên quan tới những lực lượng khác, ví dụ tác chiến điện tử, hoặc là tình báo tín hiệu hoặc những vấn đề tương tự.
RFI : Triển lãm quốc phòng cũng là dịp để giới thiệu đến các đối tác quốc tế những vũ khí, trang thiết bị do Việt Nam chế tạo, được nhấn mạnh là “có những vượt trội”. Ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam hiện xuất khẩu những loại trang thiết bị quân sự nào ?
Nguyễn Thế Phương : Theo một số thông tin gần đây, Việt Nam xuất khẩu một vài thứ khá đơn giản, ví dụ đạn dược, một số cấu phần của súng cho bộ binh và thuốc nổ. Hiện nay, vấn đề quan trọng nhất của một nền công nghiệp quốc phòng mà muốn phát triển một cách bền vững, đó là phải tìm hiểu và mở rộng thị trường cho sản phẩm quốc phòng đó. Triển lãm quốc phòng lần này cũng là dịp để Việt Nam có thể tìm hiểu thị hiếu, nhu cầu, cũng như tìm hiểu thông lệ trong việc buôn bán, trao đổi các mặt hàng vũ khí quốc phòng với các đối tác, tại vì danh sách các mặt hàng mà Việt Nam xuất khẩu hiện nay không phải là lớn lắm.
Ngoài đạn dược, các cấu phần của súng, thuốc nổ, thì lác đác đâu đó còn là những mặt hàng có liên quan tới tàu. Nhưng tàu ở đây không phải là Việt Nam tự làm mà là liên doanh với một công ty nước ngoài, cụ thể ở đây là Damen (Hà Lan). Đã có thông tin Việt Nam xuất khẩu một số dạng tàu chở quân và tàu đổ bộ cho một số nước ở châu Mỹ Latinh và châu Phi chẳng hạn, nhưng sản phẩm đó là sản phẩm liên doanh. Điều này phần nào đó cũng cho thấy rằng việc hợp tác giữa một công ty Việt Nam và một công ty nước ngoài trong việc xây dựng và chế tạo các loại vũ khí, khí tài là một bước đi đúng đắn, sẽ giúp cho Việt Nam đẩy nhanh quá trình tiếp cận công nghệ và qua đó giúp cho các tổ hợp quốc phòng Việt Nam trưởng thành hơn.
Sắp tới, tham vọng của Việt Nam là xuất khẩu một số loại vũ khí, khí tài công nghệ cao. Chẳng hạn trước đây Viettel cũng đã có hợp đồng tạm gọi là xuất khẩu một số “mô hình huấn luyện” cho các quốc gia như Indonesia, hoặc xuất khẩu các loại radar, máy bay không người lái. Triển lãm lần này cũng là dịp để họ tìm hiểu nhu cầu của thị trường về những sản phẩm công nghệ cao mà Việt Nam đã tự sản xuất được.
RFI : Theo Reuters, Iran được cho là tham gia triển lãm quốc phòng ở Hà Nội trong khi nước này đang bị trừng phạt quốc tế. Tương tự, tập đoàn Nirinco Group của Trung Quốc, nằm trong danh sách trừng phạt của Mỹ. Liệu quyết định này có tác động đến hình ảnh của Việt Nam?
Nguyễn Thế Phương : Thực ra, biện pháp trừng phạt đó sẽ liên quan tới việc mua sắm hơn là chỉ tham gia vào triển lãm. Họ đến Việt Nam mở gian hàng và họ có một số catalogue và trưng bày một số loại vũ khí hạng nhẹ. Điểm đó cũng không ảnh hưởng nhiều lắm tới “trừng phạt”. Trừng phạt là liên quan tới việc mua vũ khí của Iran, mua công nghệ của Iran, của Trung Quốc trong một số mảng cụ thể, chứ không phải là tất cả các mảng.
Còn bảo là có ảnh hưởng tới hình ảnh hay không, thực ra cũng không ảnh hưởng mấy, bởi vì thông qua triển lãm này, Việt Nam còn gửi một thông điệp ngược lại. Chính sách đối ngoại của Việt Nam gần đây vẫn hay nói tới “ngoại giao cây tre”, cho nên việc mời cả Iran, Trung Quốc chứng tỏ rằng trong mảng an ninh quốc phòng nói riêng, Việt Nam chơi với tất cả các nước và đối xử với tất cả một quốc gia như nhau, bất kể là họ đang có đối đầu hay có căng thẳng.
Riêng về trường hợp của Trung Quốc, từ khoảng một năm trở lại đây, giao lưu hợp tác quốc phòng giữa hai bên dày đặc hơn. Việc cho phép tập đoàn Norinco tham gia triển lãm quốc phòng cho thấy mối quan hệ an ninh quốc phòng song phương có một điểm đáng để nhắc tới, chứ không phải là buồn tẻ như từ trước tới nay. Còn việc Việt Nam có mua hay không hoặc mua như thế nào thì đó lại là chuyện khác, không bàn tới. Chưa kể rằng họ mang vũ khí tới triển lãm này không phải chỉ giới thiệu cho Việt Nam, mà còn cho các nước khác nữa, bởi vì Việt Nam mời đại diện của hầu như tất cả các nước Đông Nam Á và các nước mà có quan hệ với Việt Nam tới tham gia triển lãm. Các nước này có thể mua bán, họ sẽ đặt hợp đồng qua lại lẫn nhau, chứ không phải chỉ cho Việt Nam. Vấn đề này cũng nên hiểu rõ như vậy.
RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn Nguyễn Thế Phương, Đại học New South Wales, Canberra, Úc.
83 epizódok
Minden epizód
×Üdvözlünk a Player FM-nél!
A Player FM lejátszó az internetet böngészi a kiváló minőségű podcastok után, hogy ön élvezhesse azokat. Ez a legjobb podcast-alkalmazás, Androidon, iPhone-on és a weben is működik. Jelentkezzen be az feliratkozások szinkronizálásához az eszközök között.