Artwork

A tartalmat a France Médias Monde and RFI Tiếng Việt biztosítja. Az összes podcast-tartalmat, beleértve az epizódokat, grafikákat és podcast-leírásokat, közvetlenül a France Médias Monde and RFI Tiếng Việt vagy a podcast platform partnere tölti fel és biztosítja. Ha úgy gondolja, hogy valaki az Ön engedélye nélkül használja fel a szerzői joggal védett művét, kövesse az itt leírt folyamatot https://hu.player.fm/legal.
Player FM - Podcast alkalmazás
Lépjen offline állapotba az Player FM alkalmazással!

Bảo hộ mậu dịch : Trump và Harris "khác lọ cùng một nước"

9:32
 
Megosztás
 

Manage episode 448634086 series 130286
A tartalmat a France Médias Monde and RFI Tiếng Việt biztosítja. Az összes podcast-tartalmat, beleértve az epizódokat, grafikákat és podcast-leírásokat, közvetlenül a France Médias Monde and RFI Tiếng Việt vagy a podcast platform partnere tölti fel és biztosítja. Ha úgy gondolja, hogy valaki az Ön engedélye nélkül használja fel a szerzői joggal védett művét, kövesse az itt leírt folyamatot https://hu.player.fm/legal.

Có nguy cơ nhiều cuộc xung đột thương mại nổ ra trên thế giới. Vào lúc 240 triệu cử tri Hoa Kỳ bầu lại tổng thống cho một nhiệm kỳ 4 năm, điều chắc chắn duy nhất là thắng lợi sau cuộc bỏ phiếu ngày 05/11/2024 thuộc về bên đảng Cộng Hòa hay Dân Chủ đi chăng nữa thì nước Mỹ vẫn duy trì xu hướng bảo hộ mậu dịch. Dưới hình thức này hay hình thức khác, chủ nhân Nhà Trắng trong tương lai cũng sẽ tập trung các đòn thương mại vào Trung Quốc.

2024 sắp khép lại với cuộc bầu cử được coi là quan trọng nhất trên thế giới đang diễn ra tại Hoa Kỳ. Không một trung tâm dự báo nào dám đoán trước kết quả, nhưng giới phân tích đồng loạt cho rằng « những bất ổn về thương mại toàn cầu có khuynh hướng gia tăng sau cuộc bầu cử ngày 05/11/2024 ». Lý do, ứng cử viên bên đảng Cộng Hòa, Donald khai thác tối đa chiêu bài « tăng thuế hải quan để giữ công việc làm trên đất Mỹ, cho người Mỹ ». Ở góc đài bên kia, Kamala Harris đại diện cho đảng Dân Chủ, đã tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng muộn màn, chỉ khi tổng thống Biden tuyên bố bỏ cuộc. Nhưng đương kim phó tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris được cho là sẽ « tiếp tục chính sách » của ông Biden trong khá nhiều lĩnh vực, đặc biệt là về kinh tế và thương mại. Do vậy không ít các nhà nghiên cứu vẫn so sánh cương lĩnh hành động của Trump với Biden/Harris.

Trung Quốc và bảo hộ, mẫu số chung của Hoa Kỳ

Một tuần trước bầu cử tổng thống Mỹ, Laurence Nardon, chủ nhiệm khoa nghiên cứu về Hoa Kỳ tại Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp - IFRI giải thích hai ứng cử viên Kamala Harris và Donald Trump như hai thái cực trên rất nhiều chủ đề liên quan đến xã hội của nước Mỹ, nhưng « Trung Quốc, thương mại, kinh tế » là những ngoại lệ và cả hai cùng chủ trương chấm dứt chính sách tự do mậu dịch.

« Về phía Donald Trump, chính sách kinh tế tập trung vào việc ông tiếp tục khai thác giọng điệu bài Trung Quốc, chống đối các hiệp định tự do mậu dịch để mang các cơ xưởng trở lại Hoa Kỳ. Về điểm này có một sự tiếp nối giữa hai bên Dân Chủ và Cộng Hòa. Đôi bên cùng muốn khép lại thời kỳ mà chính sách tự do mậu dịch và học thuyết tân tự do lên ngôi dưới, chu kỳ đó đã kéo dài từ thời tổng thống Ronald Reagan cho đến tận chính quyền Barack Obama (…)

Có nguy cơ chiến tranh thương mại sẽ lại bùng lên. Donald Trump tuyên bố ông sẽ đánh thuế 200 % vào hàng nhập từ Trung Quốc và Trump hoàn toàn có thể làm những gì ông nói như kinh nghiệm đã cho thấy hồi 2018. Tuy nhiên, đừng quên rằng cả bên đảng Dân Chủ và Cộng Hòa đều chống đối chính sách tự do mậu dịch. Donald Trump thì xoáy vào các biện pháp áp thuế. Về phía bà Kamala Harris, ứng viên đảng Dân Chủ sẽ tiếp tục áp dụng phương pháp của Joe Biden có nghĩa là nếu đắc cử chính quyền Harris sẽ ban hành các biện pháp hạn chế xuất khẩu công nghệ cao của Mỹ và đồng minh sang Trung Quốc ».

Trump muốn đánh thuế « toàn thế giới »

Trong các cuộc vận động tranh cử, Donald Trump thường xuyên dọa đánh thuế vào hàng nhập khẩu vào Mỹ nhưng các con số ông đưa ra thay đổi cùng với thời gian. Chuyên gia Laurence Nardon vừa nói đến 200 % đánh vào hàng Trung Quốc, nhưng chương trình vận động của bên đảng Cộng Hòa năm nay nói nhiều đến mục tiêu « áp thuế 10 % với tất cả các mặt hàng thâm nhập thị trường Mỹ, riêng với hàng của Trung Quốc thì sẽ bị đánh thuế tối tiểu 60 % ».

Để kiếm phiếu của cử tri, chính sách bảo hộ của ông Trump dường như không chừa một ai. Ứng cử viên của bên đảng Cộng Hòa đã nhắm luôn cả từ Liên Hiệp Châu Âu - khối mà ông gọi là một « Trung Quốc thu nhỏ », đến các đồng minh Bắc Mỹ như Canada hay Mêhicô. Tại một cuộc vận động ở bang Bắc Carolina, ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa hứa với cử tri ông sẽ « đánh thuế 25 % tất cả hàng nhập khẩu từ Mêhicô » sát cạnh. Ở một bang swing-state khác là Georgia, Trump thậm chí cho rằng, dưới sự dẫn dắt của ông, nước Mỹ trong thế mạnh để « giành lại » những công việc làm đã thất thoát ra nước ngoài :

« Dưới sự điều hành của tôi, chúng ta sẽ cướp công việc làm của những nước khác. Tôi đề nghị chúng ta không chỉ ngăn chặn các doanh nghiệp dời cơ sở ra nước ngoài mà chúng ta còn tranh công việc của các nước khác. Có bao giờ quý vị nghe thấy điều này hay chưa ? Chúng ta sẽ giành lấy công việc làm của những nơi khác, mang về cho nước Mỹ, cho người Mỹ. (…) Chúng ta sẽ đánh thuế 100 % xe hơi sản xuất ở phía bên kia đường biên giới với Mêhicô và sẽ giải thích với Mêhicô rằng nếu muốn không bị đánh thuế hải quan, thì giải pháp duy nhất là mở nhà máy và sản xuất ngay trên lãnh thổ Hoa Kỳ, và các công dân Mỹ sẽ điều hành những nhà máy sản xuất đó. Các công xưởng sẽ phải được đặt ở đây, chứ không phải là ở Mêhicô dù chỉ cách đường biên giới một tấc đất ».

Biden/Harris còn quyết liệt hơn với Trung Quốc

Về phía đảng Dân Chủ sau gần 4 năm ở Nhà Trắng, chính quyền Biden/Harris không làm gì nhiều để dỡ bỏ các biện pháp bảo hộ của người tiền nhiệm Donald Trump. Chiến tranh thương mại ông Trump khởi động từ năm 2017 với Trung Quốc thậm chí có xu hướng « khốc liệt hơn » như phân tích của nhà địa chính trị François Heisbourg, cố vấn đặc biệt cho Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược - FRS của Pháp trên đài phát thanh France Inter (hôm 31/10/2024) :

« Đối với Hoa Kỳ, kẻ thù hiện nay trước hết là Trung Quốc vì đây là một đối thủ cạnh tranh (…) Cả hai ứng viên tổng thống Mỹ có chung một tầm nhìn về Trung Quốc và cùng xem Trung Quốc là ưu tiên về mặt chiến lược của Hoa Kỳ. Đây là một sự thay đổi hết sức quan trọng trong chính sách của Washington. Thực ra, Joe Biden/Kamala Harris cứng rắn hơn Donald Trump rất nhiều với Trung Quốc và chính quyền Biden đã mạnh mẽ ủng hộ Đài Loan. Về thương mại, bất luận chính quyền sắp tới thuộc về phe nào, Mỹ cũng sẽ tập trung đánh vào Trung Quốc. Khác biệt duy nhất là nếu trở lại cầm quyền, ngoài Trung Quốc ra, Donald Trump sẽ không ngần ngại nhắm luôn cả tới châu Âu ».

Trong bài tham luận trên tạp chí chuyên về địa chính trị Le Grand Continent (24/04/2024), chuyên gia kinh tế Mỹ Erica York thuộc trung tâm nghiên cứu về chính sách thuế khóa Tax Foundation, trụ sở tại Washington, thậm chí cho rằng « phần lớn các biện pháp bảo hộ chính quyền Trump ban hành, đã được củng cố thêm dưới nhiệm kỳ của ông Biden ».

Chính sách bảo hộ của bên đảng Dân Chủ nguy hiểm hơn

Tuy nhiên có một khác biệt lớn về « phương pháp » giữa hai đời tổng thống bên Cộng Hòa và Dân Chủ : nếu như Donald Trump thiên về việc tăng thuế hải quan thì Joe Biden/Kamala Harris khéo léo hơn, viện cớ vì mục tiêu dung hòa lượng khí thải carbon, Hoa Kỳ cần chuyển đổi sang một mô hình công nghiệp xanh và sạch để vừa trợ giá cho các tập đoàn của Mỹ. Khẩu hiệu của Joe Biden là « Bye American » ngay từ khi ông bước vào Nhà Trắng. Đạo luật IRA chống lạm phát, đạo luật Chip Act năm 2022 cũng như chương trình phát triển cơ sở hạ tầng cho nước Mỹ hàng trăm tỷ đô la cũng chỉ theo đuổi một mục tiêu. Như phân tích của nguyên giám đốc Việt Quan Hệ Quốc Tế và Chiến Lược IRIS của Pháp, bà Sylvie Matelly, trong một cuộc trả lời phỏng vấn vào tháng 2/2023 :

« Đối với một công ty, mở nhà máy tại châu Âu tốn kém hơn, và điều đó ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của họ. Đơn giản là vì cuối 2022 chẳng hạn, giá năng lượng ở Mỹ chỉ bằng 1/4 so với tại châu Âu. Trong bối cảnh đó, mùa hè 2022, tổng thống Joe Biden ban hành đạo luật IRA - gọi là để chống lạm phát, nhưng đồng thời để giảm khí thải carbon. Trong kế hoạch này Hoa Kỳ trợ cấp cho người Mỹ mua ô tô điện, với điều kiện là xe phải được lắp ráp trên lãnh thổ Mỹ. Ngoài ngành công nghiệp ô tô điện, chính quyền Biden còn hỗ trợ để phát triển công nghệ sinh học, trợ giúp cho cả mảng công nghệ bán dẫn và rộng hơn nữa là các lĩnh vực thuộc công nghệ xanh. Các biện pháp này đã mang lại nhiều hệ quả nghiêm trọng đối với Liên Âu mà điều hiển nhiên nhất là nhiều hãng tại châu Âu có kế hoạch di dời cơ sở sản xuất hay đầu tư mạnh hơn vào Hoa Kỳ. Tất cả những quyết định của Joe Biden đặt nền tảng cho Hoa Kỳ trong một cuộc đối đầu với Trung Quốc, cho phép nước Mỹ dẫn đầu cuộc đua công nghệ so với quốc gia châu Á này ».

Mỹ lo Trung Quốc thu hẹp khoảng cách về công nghệ

Nói cách khác, hai chính quyền Mỹ liên tiếp của bên đảng Cộng Hòa và Dân Chủ sở dĩ dồn hỏa lực vào Trung Quốc cũng chỉ vì ông khổng lồ châu Á này đang thu hẹp khoảng cách với Hoa Kỳ nhất là về mặt công nghệ cao, mà « tiến gần đến biên giới công nghệ cao », Bắc Kinh coi như đe dọa nền « nền tảng » của một nước Mỹ vẫn muốn thống trị toàn cầu. Do vậy giới phân tích cho rằng, Donald Trump ở nhiệm kỳ đầu chỉ mới chỉ « mở đường », khi đòi cấm cửa những tập đoàn công nghệ cao của Trung Quốc như Hoa Vi hay ZTE, Joe Biden còn mạnh tay hơn khi giới hạn các khoản giao dịch, đầu tư giữa các hãng của Mỹ và Trung Quốc. Washington, dưới nhiệm kỳ Biden, vận động và gây áp lực với các đồng minh của Mỹ như Hà Lan, Nhật Bản để phong tỏa các công ty high-tech của Trung Quốc.

Câu hỏi kế tiếp là vào lúc mà Hoa Kỳ đang tập trung đối phó với một đối thủ cạnh tranh (vừa là một sức mạnh kinh tế, và quân sự), liệu rằng chủ trương dùng chính sách bảo hộ để « trừng phạt », kể cả các đồng minh thân thiết nhất của Mỹ (như Canada hay Mêhicô ở Bắc Mỹ và châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc ở châu Á) có là thượng sách hay không ? Giáo sư kinh tế Mary Lovely, đại học Syracus, bang New York, trả lời :

« Để tăng cường khả năng cạnh tranh cho phép đương đầu với châu Á và nhất là Trung Quốc, thì Hoa Kỳ cần mở rộng tầm nhìn về chính sách phát triển kinh tế của toàn khối Bắc Mỹ, lôi kéo các nền kinh tế trong khu vực về phía Washington. Kinh nghiệm trong gia đoạn đại dịch vừa qua làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu cho thấy là Mỹ lệ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc trong khi đó, Canada có nhiều lá chủ bài trong tay, đặc biệt do đây là một quốc gia có nhiều tài nguyên, một nguồn sản xuất năng lượng và một nền công nghiệp vững chắc ».

  continue reading

60 epizódok

Artwork
iconMegosztás
 
Manage episode 448634086 series 130286
A tartalmat a France Médias Monde and RFI Tiếng Việt biztosítja. Az összes podcast-tartalmat, beleértve az epizódokat, grafikákat és podcast-leírásokat, közvetlenül a France Médias Monde and RFI Tiếng Việt vagy a podcast platform partnere tölti fel és biztosítja. Ha úgy gondolja, hogy valaki az Ön engedélye nélkül használja fel a szerzői joggal védett művét, kövesse az itt leírt folyamatot https://hu.player.fm/legal.

Có nguy cơ nhiều cuộc xung đột thương mại nổ ra trên thế giới. Vào lúc 240 triệu cử tri Hoa Kỳ bầu lại tổng thống cho một nhiệm kỳ 4 năm, điều chắc chắn duy nhất là thắng lợi sau cuộc bỏ phiếu ngày 05/11/2024 thuộc về bên đảng Cộng Hòa hay Dân Chủ đi chăng nữa thì nước Mỹ vẫn duy trì xu hướng bảo hộ mậu dịch. Dưới hình thức này hay hình thức khác, chủ nhân Nhà Trắng trong tương lai cũng sẽ tập trung các đòn thương mại vào Trung Quốc.

2024 sắp khép lại với cuộc bầu cử được coi là quan trọng nhất trên thế giới đang diễn ra tại Hoa Kỳ. Không một trung tâm dự báo nào dám đoán trước kết quả, nhưng giới phân tích đồng loạt cho rằng « những bất ổn về thương mại toàn cầu có khuynh hướng gia tăng sau cuộc bầu cử ngày 05/11/2024 ». Lý do, ứng cử viên bên đảng Cộng Hòa, Donald khai thác tối đa chiêu bài « tăng thuế hải quan để giữ công việc làm trên đất Mỹ, cho người Mỹ ». Ở góc đài bên kia, Kamala Harris đại diện cho đảng Dân Chủ, đã tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng muộn màn, chỉ khi tổng thống Biden tuyên bố bỏ cuộc. Nhưng đương kim phó tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris được cho là sẽ « tiếp tục chính sách » của ông Biden trong khá nhiều lĩnh vực, đặc biệt là về kinh tế và thương mại. Do vậy không ít các nhà nghiên cứu vẫn so sánh cương lĩnh hành động của Trump với Biden/Harris.

Trung Quốc và bảo hộ, mẫu số chung của Hoa Kỳ

Một tuần trước bầu cử tổng thống Mỹ, Laurence Nardon, chủ nhiệm khoa nghiên cứu về Hoa Kỳ tại Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp - IFRI giải thích hai ứng cử viên Kamala Harris và Donald Trump như hai thái cực trên rất nhiều chủ đề liên quan đến xã hội của nước Mỹ, nhưng « Trung Quốc, thương mại, kinh tế » là những ngoại lệ và cả hai cùng chủ trương chấm dứt chính sách tự do mậu dịch.

« Về phía Donald Trump, chính sách kinh tế tập trung vào việc ông tiếp tục khai thác giọng điệu bài Trung Quốc, chống đối các hiệp định tự do mậu dịch để mang các cơ xưởng trở lại Hoa Kỳ. Về điểm này có một sự tiếp nối giữa hai bên Dân Chủ và Cộng Hòa. Đôi bên cùng muốn khép lại thời kỳ mà chính sách tự do mậu dịch và học thuyết tân tự do lên ngôi dưới, chu kỳ đó đã kéo dài từ thời tổng thống Ronald Reagan cho đến tận chính quyền Barack Obama (…)

Có nguy cơ chiến tranh thương mại sẽ lại bùng lên. Donald Trump tuyên bố ông sẽ đánh thuế 200 % vào hàng nhập từ Trung Quốc và Trump hoàn toàn có thể làm những gì ông nói như kinh nghiệm đã cho thấy hồi 2018. Tuy nhiên, đừng quên rằng cả bên đảng Dân Chủ và Cộng Hòa đều chống đối chính sách tự do mậu dịch. Donald Trump thì xoáy vào các biện pháp áp thuế. Về phía bà Kamala Harris, ứng viên đảng Dân Chủ sẽ tiếp tục áp dụng phương pháp của Joe Biden có nghĩa là nếu đắc cử chính quyền Harris sẽ ban hành các biện pháp hạn chế xuất khẩu công nghệ cao của Mỹ và đồng minh sang Trung Quốc ».

Trump muốn đánh thuế « toàn thế giới »

Trong các cuộc vận động tranh cử, Donald Trump thường xuyên dọa đánh thuế vào hàng nhập khẩu vào Mỹ nhưng các con số ông đưa ra thay đổi cùng với thời gian. Chuyên gia Laurence Nardon vừa nói đến 200 % đánh vào hàng Trung Quốc, nhưng chương trình vận động của bên đảng Cộng Hòa năm nay nói nhiều đến mục tiêu « áp thuế 10 % với tất cả các mặt hàng thâm nhập thị trường Mỹ, riêng với hàng của Trung Quốc thì sẽ bị đánh thuế tối tiểu 60 % ».

Để kiếm phiếu của cử tri, chính sách bảo hộ của ông Trump dường như không chừa một ai. Ứng cử viên của bên đảng Cộng Hòa đã nhắm luôn cả từ Liên Hiệp Châu Âu - khối mà ông gọi là một « Trung Quốc thu nhỏ », đến các đồng minh Bắc Mỹ như Canada hay Mêhicô. Tại một cuộc vận động ở bang Bắc Carolina, ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa hứa với cử tri ông sẽ « đánh thuế 25 % tất cả hàng nhập khẩu từ Mêhicô » sát cạnh. Ở một bang swing-state khác là Georgia, Trump thậm chí cho rằng, dưới sự dẫn dắt của ông, nước Mỹ trong thế mạnh để « giành lại » những công việc làm đã thất thoát ra nước ngoài :

« Dưới sự điều hành của tôi, chúng ta sẽ cướp công việc làm của những nước khác. Tôi đề nghị chúng ta không chỉ ngăn chặn các doanh nghiệp dời cơ sở ra nước ngoài mà chúng ta còn tranh công việc của các nước khác. Có bao giờ quý vị nghe thấy điều này hay chưa ? Chúng ta sẽ giành lấy công việc làm của những nơi khác, mang về cho nước Mỹ, cho người Mỹ. (…) Chúng ta sẽ đánh thuế 100 % xe hơi sản xuất ở phía bên kia đường biên giới với Mêhicô và sẽ giải thích với Mêhicô rằng nếu muốn không bị đánh thuế hải quan, thì giải pháp duy nhất là mở nhà máy và sản xuất ngay trên lãnh thổ Hoa Kỳ, và các công dân Mỹ sẽ điều hành những nhà máy sản xuất đó. Các công xưởng sẽ phải được đặt ở đây, chứ không phải là ở Mêhicô dù chỉ cách đường biên giới một tấc đất ».

Biden/Harris còn quyết liệt hơn với Trung Quốc

Về phía đảng Dân Chủ sau gần 4 năm ở Nhà Trắng, chính quyền Biden/Harris không làm gì nhiều để dỡ bỏ các biện pháp bảo hộ của người tiền nhiệm Donald Trump. Chiến tranh thương mại ông Trump khởi động từ năm 2017 với Trung Quốc thậm chí có xu hướng « khốc liệt hơn » như phân tích của nhà địa chính trị François Heisbourg, cố vấn đặc biệt cho Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược - FRS của Pháp trên đài phát thanh France Inter (hôm 31/10/2024) :

« Đối với Hoa Kỳ, kẻ thù hiện nay trước hết là Trung Quốc vì đây là một đối thủ cạnh tranh (…) Cả hai ứng viên tổng thống Mỹ có chung một tầm nhìn về Trung Quốc và cùng xem Trung Quốc là ưu tiên về mặt chiến lược của Hoa Kỳ. Đây là một sự thay đổi hết sức quan trọng trong chính sách của Washington. Thực ra, Joe Biden/Kamala Harris cứng rắn hơn Donald Trump rất nhiều với Trung Quốc và chính quyền Biden đã mạnh mẽ ủng hộ Đài Loan. Về thương mại, bất luận chính quyền sắp tới thuộc về phe nào, Mỹ cũng sẽ tập trung đánh vào Trung Quốc. Khác biệt duy nhất là nếu trở lại cầm quyền, ngoài Trung Quốc ra, Donald Trump sẽ không ngần ngại nhắm luôn cả tới châu Âu ».

Trong bài tham luận trên tạp chí chuyên về địa chính trị Le Grand Continent (24/04/2024), chuyên gia kinh tế Mỹ Erica York thuộc trung tâm nghiên cứu về chính sách thuế khóa Tax Foundation, trụ sở tại Washington, thậm chí cho rằng « phần lớn các biện pháp bảo hộ chính quyền Trump ban hành, đã được củng cố thêm dưới nhiệm kỳ của ông Biden ».

Chính sách bảo hộ của bên đảng Dân Chủ nguy hiểm hơn

Tuy nhiên có một khác biệt lớn về « phương pháp » giữa hai đời tổng thống bên Cộng Hòa và Dân Chủ : nếu như Donald Trump thiên về việc tăng thuế hải quan thì Joe Biden/Kamala Harris khéo léo hơn, viện cớ vì mục tiêu dung hòa lượng khí thải carbon, Hoa Kỳ cần chuyển đổi sang một mô hình công nghiệp xanh và sạch để vừa trợ giá cho các tập đoàn của Mỹ. Khẩu hiệu của Joe Biden là « Bye American » ngay từ khi ông bước vào Nhà Trắng. Đạo luật IRA chống lạm phát, đạo luật Chip Act năm 2022 cũng như chương trình phát triển cơ sở hạ tầng cho nước Mỹ hàng trăm tỷ đô la cũng chỉ theo đuổi một mục tiêu. Như phân tích của nguyên giám đốc Việt Quan Hệ Quốc Tế và Chiến Lược IRIS của Pháp, bà Sylvie Matelly, trong một cuộc trả lời phỏng vấn vào tháng 2/2023 :

« Đối với một công ty, mở nhà máy tại châu Âu tốn kém hơn, và điều đó ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của họ. Đơn giản là vì cuối 2022 chẳng hạn, giá năng lượng ở Mỹ chỉ bằng 1/4 so với tại châu Âu. Trong bối cảnh đó, mùa hè 2022, tổng thống Joe Biden ban hành đạo luật IRA - gọi là để chống lạm phát, nhưng đồng thời để giảm khí thải carbon. Trong kế hoạch này Hoa Kỳ trợ cấp cho người Mỹ mua ô tô điện, với điều kiện là xe phải được lắp ráp trên lãnh thổ Mỹ. Ngoài ngành công nghiệp ô tô điện, chính quyền Biden còn hỗ trợ để phát triển công nghệ sinh học, trợ giúp cho cả mảng công nghệ bán dẫn và rộng hơn nữa là các lĩnh vực thuộc công nghệ xanh. Các biện pháp này đã mang lại nhiều hệ quả nghiêm trọng đối với Liên Âu mà điều hiển nhiên nhất là nhiều hãng tại châu Âu có kế hoạch di dời cơ sở sản xuất hay đầu tư mạnh hơn vào Hoa Kỳ. Tất cả những quyết định của Joe Biden đặt nền tảng cho Hoa Kỳ trong một cuộc đối đầu với Trung Quốc, cho phép nước Mỹ dẫn đầu cuộc đua công nghệ so với quốc gia châu Á này ».

Mỹ lo Trung Quốc thu hẹp khoảng cách về công nghệ

Nói cách khác, hai chính quyền Mỹ liên tiếp của bên đảng Cộng Hòa và Dân Chủ sở dĩ dồn hỏa lực vào Trung Quốc cũng chỉ vì ông khổng lồ châu Á này đang thu hẹp khoảng cách với Hoa Kỳ nhất là về mặt công nghệ cao, mà « tiến gần đến biên giới công nghệ cao », Bắc Kinh coi như đe dọa nền « nền tảng » của một nước Mỹ vẫn muốn thống trị toàn cầu. Do vậy giới phân tích cho rằng, Donald Trump ở nhiệm kỳ đầu chỉ mới chỉ « mở đường », khi đòi cấm cửa những tập đoàn công nghệ cao của Trung Quốc như Hoa Vi hay ZTE, Joe Biden còn mạnh tay hơn khi giới hạn các khoản giao dịch, đầu tư giữa các hãng của Mỹ và Trung Quốc. Washington, dưới nhiệm kỳ Biden, vận động và gây áp lực với các đồng minh của Mỹ như Hà Lan, Nhật Bản để phong tỏa các công ty high-tech của Trung Quốc.

Câu hỏi kế tiếp là vào lúc mà Hoa Kỳ đang tập trung đối phó với một đối thủ cạnh tranh (vừa là một sức mạnh kinh tế, và quân sự), liệu rằng chủ trương dùng chính sách bảo hộ để « trừng phạt », kể cả các đồng minh thân thiết nhất của Mỹ (như Canada hay Mêhicô ở Bắc Mỹ và châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc ở châu Á) có là thượng sách hay không ? Giáo sư kinh tế Mary Lovely, đại học Syracus, bang New York, trả lời :

« Để tăng cường khả năng cạnh tranh cho phép đương đầu với châu Á và nhất là Trung Quốc, thì Hoa Kỳ cần mở rộng tầm nhìn về chính sách phát triển kinh tế của toàn khối Bắc Mỹ, lôi kéo các nền kinh tế trong khu vực về phía Washington. Kinh nghiệm trong gia đoạn đại dịch vừa qua làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu cho thấy là Mỹ lệ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc trong khi đó, Canada có nhiều lá chủ bài trong tay, đặc biệt do đây là một quốc gia có nhiều tài nguyên, một nguồn sản xuất năng lượng và một nền công nghiệp vững chắc ».

  continue reading

60 epizódok

Minden epizód

×
 
Loading …

Üdvözlünk a Player FM-nél!

A Player FM lejátszó az internetet böngészi a kiváló minőségű podcastok után, hogy ön élvezhesse azokat. Ez a legjobb podcast-alkalmazás, Androidon, iPhone-on és a weben is működik. Jelentkezzen be az feliratkozások szinkronizálásához az eszközök között.

 

Gyors referencia kézikönyv