Artwork

A tartalmat a France Médias Monde and RFI Tiếng Việt biztosítja. Az összes podcast-tartalmat, beleértve az epizódokat, grafikákat és podcast-leírásokat, közvetlenül a France Médias Monde and RFI Tiếng Việt vagy a podcast platform partnere tölti fel és biztosítja. Ha úgy gondolja, hogy valaki az Ön engedélye nélkül használja fel a szerzői joggal védett művét, kövesse az itt leírt folyamatot https://hu.player.fm/legal.
Player FM - Podcast alkalmazás
Lépjen offline állapotba az Player FM alkalmazással!

Tái diễn cuộc chạy đua lên Mặt Trăng

8:35
 
Megosztás
 

Manage episode 238293341 series 1455065
A tartalmat a France Médias Monde and RFI Tiếng Việt biztosítja. Az összes podcast-tartalmat, beleértve az epizódokat, grafikákat és podcast-leírásokat, közvetlenül a France Médias Monde and RFI Tiếng Việt vagy a podcast platform partnere tölti fel és biztosítja. Ha úgy gondolja, hogy valaki az Ön engedélye nélkül használja fel a szerzői joggal védett művét, kövesse az itt leírt folyamatot https://hu.player.fm/legal.

Kể từ sau các chuyến bay của phi thuyền Apollo vào năm 1972, nhân loại chưa hề đặt chân trở lại Mặt trăng. Nhưng nay, các cường quốc không gian, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc, đang khởi động lại cuộc chạy đua ( hay nói đúng hơn là cuộc bay đua ) lên vệ tinh tự nhiên này của Trái đất.

Ngày 23/03/2019, tại « Rocket City », ở Huntsville, bang Alabama, phó tổng thống Mike Pence thông báo Hoa Kỳ sẽ đẩy nhanh việc đưa các phi hành gia Mỹ trở lại Mặt trăng, trong giai đoạn từ 2024 đến 2028. Ông Mike Pence còn xác nhận: người đầu tiên trở lại Mặt trăng sẽ là một phụ nữ Mỹ, được phóng lên bằng các tên lửa của Mỹ từ lãnh thổ Mỹ.

Kể từ khi chấm dứt các chuyến bay của phi thuyền con thoi vào năm 2011, Cơ quan Không gian Hoa Kỳ NASA hầu như không còn tham vọng nào khác. Ngay sau khi lên cầm quyền, tổng thống Donald Trump đã « đánh thức » cơ quan này và từ năm 2017, ông đã đề ra mục tiêu là các phi hành gia Mỹ phải trở lại Mặt trăng, xem đây là bước đầu tiên để đưa con người lên thám hiểm Sao Hỏa trong tương lai.

Bị tổng thống Trump thúc ép, NASA bèn vạch ra một lịch trình là trước tiên sẽ đưa các công cụ và các robot lên Mặt trăng, rồi sẽ đưa các phi hành gia lên đây vào năm 2028. Nhưng nay, đối với phó tổng thống Mike Pence, Hoa Kỳ không thể đợi lâu như thế, mà phải đẩy nhanh lịch trình, nhất là vì Trung Quốc gần đây đã đưa được một phi thuyền lên phần tối của Mặt trăng, cho thấy Bắc Kinh có tham vọng giành lợi thế trên vệ tinh của Trái đất.

Trong phát biểu tại Huntsville, ông Mike Pence đã so sánh tổng thống Trump với cố tổng thống Kennedy, như thể là ông muốn đưa nước Mỹ trở lại thời kỳ thập niên 1960, thời kỳ của cuộc chạy đua lên không gian giữa Hoa Kỳ với Liên Xô, chỉ có khác là bây giờ đối thủ chính của Mỹ không còn là Liên Xô nữa, mà là Trung Quốc.

Trả lời RFI ban Pháp ngữ ngày 2/03, với ông Olivier Sanguy, tổng biên tập bản tin thời sự không gian của trung tâm Cité de l’Espace ở Toulouse ( Pháp ) , nhận định rằng tham vọng không gian của tổng thống Trump có trở thành hiện thực hay không là tùy thuộc vào lá phiếu của các nghị sĩ Quốc Hội Mỹ:

« Ông Donald Trump cố thể hiện một hình ảnh khác với hình ảnh phổ biến trên thế giới hiện nay. Ông muốn chứng tỏ mình là một vị tổng thống có thể đề ra một kế hoạch cho dài hạn. Khi Donald Trump đề ra kế hoạch 5 năm, có nghĩa là ông đặt trong viễn cảnh tái đắc cử tổng thống Mỹ.

Về mặt không gian thì 5 năm là một thời hạn hoàn toàn khả thi. Vấn đề duy nhất là ngân sách phải được thông qua. Tên lửa mà NASA sẽ sử dụng để thực hiện dự án này, SLS ( Space Lanch System - Hệ thống phóng không gian ), đã gặp nhiều chậm trễ và sự chậm trễ này khiến tên lửa trở nên tốn kém hơn. Như vậy phải đẩy nhanh việc xây dựng tên lửa và phải chi ra thêm hàng tỷ đôla. Nên nhớ rằng đảng Cộng Hòa nay không còn nắm đa số ở Hạ Viện nữa. Nếu Nhà Trắng muốn huy động hàng tỷ đôla, thì phải đưa vấn đề ra biểu quyết ở Quốc Hội và không có gì bảo đảm là ngân sách này sẽ được thông qua.

Hiện giờ, vẫn có một sự đồng thuận trong chính giới Mỹ, vì Hoa Kỳ vẫn tin rằng cần phải giữ thế áp đảo trên không gian. Họ hiểu rằng để duy trì vị thế siêu cường quốc thì phải đứng hàng đầu trong công cuộc chinh phục không gian. Nhưng vấn đề là họ có huy động được thêm thêm ngân sách để đẩy nhanh chương trình không gian hay không. Tên lửa SLS đã được cả đảng Cộng Hòa lẫn đảng Dân Chủ bỏ phiếu thông qua, tức là đã có một sự đồng thuận không phân biệt xu hướng chính trị. Nhưng Nhà Trắng đã đề ra thời hạn 5 năm, có nghĩa là phải đi nhanh hơn rất nhiều, và trong không gian cũng như trong các lĩnh vực khác, muốn như thế thì phải bỏ ra rất nhiều tiền. »

Trong khi nước Mỹ vật vã với ngân sách cho không gian, thì Trung Quốc đã có một bước đột phá ngoạn mục, với việc phi thuyền Thường Nga - 4, sau gần một tháng hành trình, đã hạ cánh thành công xuống phần tối của Mặt Trăng sáng 03/01/2019, giờ Bắc Kinh. Như vậy, Trung Quốc đã là quốc gia đầu tiên đưa được phi thuyền lên mặt tối của Mặt Trăng.

Đạt được mục tiêu này không phải là dễ, bởi vì bởi mặt khuất của Mặt trăng có địa hình hiểm trở, trái ngược với mặt sáng với nhiều khu vực bằng phẳng. Thiết lập thông tin liên lạc với phía tối của Mặt Trăng là khó hơn nhiều so với mặt sáng.

Để đuổi kịp Mỹ hoặc châu Âu, trong những năm gần đây, Trung Quốc đã đầu tư hàng tỉ euro cho việc chinh phục không gian, lĩnh vực được coi là một ưu tiên. Đối với Bắc Kinh, thành công về chinh phục không gian là một biểu tượng cho sức mạnh quốc gia. Mục tiêu tiếp theo của Trung Quốc là đưa một phi hành gia lên Mặt Trăng trước năm 2030, và chinh phục Sao Hỏa.

Rõ ràng là Hoa Kỳ bắt buộc phải đầu tư thêm hàng tỷ đôla nếu không muốn bị Trung Quốc qua mặt, như nhận định của ông Olivier Sanguy :

« Trước hết Trung Quốc là một cường quốc không gian đã khẳng định được vị thế. Trung Quốc có một chương trình không gian rất dồi dào, nhắm vào dài hạn. Nhưng Hoa Kỳ không muốn Trung Quốc tiến quá gần đến vị trí áp đảo của họ trên không gian. Họ vẫn muốn NASA là cơ quan đi hàng đầu trong lĩnh vực thăm dò không gian và về mặt quân sự, thông qua Lầu Năm Góc, Hoa Kỳ cũng tiếp tục bỏ xa các nước khác, để bảo vệ các cơ sở hạ tầng của họ trên không gian.

Nên nhớ rằng hiện nay, quân đội Mỹ, các cơ quan tình báo Mỹ sử dụng rất nhiều các công cụ trên không gian. Ở đây, thông điệp mà Washington muốn nhắn gởi, đó là, trong lĩnh vực không gian, chúng tôi đã có một vị thế vững chắc và không nên đến quấy rầy chúng tôi. »

Hơn nữa, theo ông Olivier Sanguy, chính giới Hoa Kỳ cần phải hiểu rằng, số tiền đầu tư cho công cuộc chinh phục không gian không phải là tiền ném qua cửa sổ :

« Khi tiến hành thám hiểm Mặt Trăng, cho dù là với mục đích khoa học, không phải là chúng ta ném hàng tỷ đôla lên không gian, mà chính số tiền đó gián tiếp phục vụ cho các trường đại học, cho các ngành công nghiệp và như vậy tạo điều kiện cho việc phát triển công nghệ cao cấp, cho nghiên cứu cao cấp. Nói cách khác, một quốc gia có trọng lượng về mặt không gian sẽ tạo điều kiện cho việc nâng cao trình độ kinh tế và khoa học, rất cần thiết trong xã hội tri thức.

Trung Quốc đã nắm bắt được điều đó, Hoa Kỳ cũng mới bắt đầu khám phá điều đó trở lại. Trong những năm gần đây, nước Mỹ đã phần nào bớt quan tâm đến không gian. Phải công nhận rằng cơ quan NASA đã thuyết phục được chính quyền rằng số tiền đầu tư vào không gian là rất hữu ích cho nền kinh tế Mỹ.

Trở lại Mặt trăng lần này, các nước nhắm nhiều hơn đến nghiên cứu khoa học, chứ còn các chuyến bay của phi thuyền Apollo trước đây mang tính chất địa chính trị nhiều hơn. Trước đây, mục đích của Hoa Kỳ là nhằm chứng tỏ họ đứng ngang bằng hoặc hơn Liên Xô. Còn bây giờ, trong các chuyến bay đến Mặt trăng, họ sẽ tiến hành nhiều nghiên cứu khoa học hơn, nhắm đến những mục tiêu dài hạn hơn. Chính cơ quan NASA đã nói rõ, họ trở lại Mặt trăng không phải là để cắm một lá cờ, mà là để thăm dò một cách lâu dài, là nhất là để thử nghiệm các công nghệ sẽ cần thiết cho các chuyến thám hiểm Sao Hỏa trong tương lai. »

Qua cuộc chạy đua lên Mặt Trăng, cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc đều nhắm đến mục tiêu tiếp theo là chinh phục Sao Hỏa. Vấn đề là, theo ông Olivier Sanguy, trong một nước dân chủ như Mỹ, không dễ gì thuyết phục các chính khách quan tâm đến mục tiêu dài hạn như Sao Hỏa :

« Một số kỹ sư cho rằng trở lại Mặt trăng không phải là giai đoạn bắt buộc, nhưng những người khác thì lập luận rằng lên Sao Hỏa là cả một bước nhảy vọt, vì hành tinh này nằm xa hơn Mặt trăng rất nhiều. Đó là những chuyến bay kéo dài đến 2 năm, trong khi bay lên Mặt trăng chỉ mất mấy ngày.

Cũng cần phải thấy rằng về mặt chính trị nội bộ, Mặt trăng là mục tiêu dễ được chấp nhận hơn trong một chế độ dân chủ, những chế độ mà trong đó thời gian của các nhiệm kỳ chính trị ngắn hơn rất nhiều so với thời gian thực hiện các chương trình không gian. Nếu ngày mai, cơ quan NASA nói rằng họ đưa phi hành gia lên Sao Hỏa, nhưng phải cần 10 hay 20 năm, sẽ không có một chính khách nào quan tâm đến chuyện đó, vì trong 10 hoặc 20 năm nữa, họ đâu còn nắm quyền nữa đâu!

Trong khi nếu cơ quan NASA nói chúng tôi sẽ đưa người lên Mặt trăng, chỉ mất vài năm thôi và cũng để chuẩn bị cho các chuyến bay lên Sao Hỏa, thì về mặt chính trị, nói như thế dễ thuyết phục hơn. »

Trước mắt, do không thể tự mình đưa dụng cụ nghiên cứu khoa học và phi hành gia lên Mặt trăng, các nước khác sẽ phải dựa vào hai cường quốc không gian Mỹ, Trung. Ngày 25/03, Pháp và Trung Quốc đã ký một hiệp định hợp tác không gian dự trù đưa các dụng cụ nghiên cứu khoa học của Pháp lên Mặt trăng, nhân chuyến bay của phi thuyền Trung Quốc Thường Nga - 6 ( Chang’e-6 ) lên Mặt trăng trong khoảng thời gian từ 2023-2024. Trong khi đó, Canada, qua thông báo của thủ tướng Justin Trudeau ngày 28/03, cho biết sẽ kết hợp với cơ quan NASA để trở lại Mặt trăng và sẽ tham gia vào việc thiết kế trạm không gian nhỏ Gateway, sẽ được sử dựng như là trạm trung chuyển trong các chuyến bay từ Trái đất lên Mặt trăng.

  continue reading

27 epizódok

Artwork
iconMegosztás
 
Manage episode 238293341 series 1455065
A tartalmat a France Médias Monde and RFI Tiếng Việt biztosítja. Az összes podcast-tartalmat, beleértve az epizódokat, grafikákat és podcast-leírásokat, közvetlenül a France Médias Monde and RFI Tiếng Việt vagy a podcast platform partnere tölti fel és biztosítja. Ha úgy gondolja, hogy valaki az Ön engedélye nélkül használja fel a szerzői joggal védett művét, kövesse az itt leírt folyamatot https://hu.player.fm/legal.

Kể từ sau các chuyến bay của phi thuyền Apollo vào năm 1972, nhân loại chưa hề đặt chân trở lại Mặt trăng. Nhưng nay, các cường quốc không gian, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc, đang khởi động lại cuộc chạy đua ( hay nói đúng hơn là cuộc bay đua ) lên vệ tinh tự nhiên này của Trái đất.

Ngày 23/03/2019, tại « Rocket City », ở Huntsville, bang Alabama, phó tổng thống Mike Pence thông báo Hoa Kỳ sẽ đẩy nhanh việc đưa các phi hành gia Mỹ trở lại Mặt trăng, trong giai đoạn từ 2024 đến 2028. Ông Mike Pence còn xác nhận: người đầu tiên trở lại Mặt trăng sẽ là một phụ nữ Mỹ, được phóng lên bằng các tên lửa của Mỹ từ lãnh thổ Mỹ.

Kể từ khi chấm dứt các chuyến bay của phi thuyền con thoi vào năm 2011, Cơ quan Không gian Hoa Kỳ NASA hầu như không còn tham vọng nào khác. Ngay sau khi lên cầm quyền, tổng thống Donald Trump đã « đánh thức » cơ quan này và từ năm 2017, ông đã đề ra mục tiêu là các phi hành gia Mỹ phải trở lại Mặt trăng, xem đây là bước đầu tiên để đưa con người lên thám hiểm Sao Hỏa trong tương lai.

Bị tổng thống Trump thúc ép, NASA bèn vạch ra một lịch trình là trước tiên sẽ đưa các công cụ và các robot lên Mặt trăng, rồi sẽ đưa các phi hành gia lên đây vào năm 2028. Nhưng nay, đối với phó tổng thống Mike Pence, Hoa Kỳ không thể đợi lâu như thế, mà phải đẩy nhanh lịch trình, nhất là vì Trung Quốc gần đây đã đưa được một phi thuyền lên phần tối của Mặt trăng, cho thấy Bắc Kinh có tham vọng giành lợi thế trên vệ tinh của Trái đất.

Trong phát biểu tại Huntsville, ông Mike Pence đã so sánh tổng thống Trump với cố tổng thống Kennedy, như thể là ông muốn đưa nước Mỹ trở lại thời kỳ thập niên 1960, thời kỳ của cuộc chạy đua lên không gian giữa Hoa Kỳ với Liên Xô, chỉ có khác là bây giờ đối thủ chính của Mỹ không còn là Liên Xô nữa, mà là Trung Quốc.

Trả lời RFI ban Pháp ngữ ngày 2/03, với ông Olivier Sanguy, tổng biên tập bản tin thời sự không gian của trung tâm Cité de l’Espace ở Toulouse ( Pháp ) , nhận định rằng tham vọng không gian của tổng thống Trump có trở thành hiện thực hay không là tùy thuộc vào lá phiếu của các nghị sĩ Quốc Hội Mỹ:

« Ông Donald Trump cố thể hiện một hình ảnh khác với hình ảnh phổ biến trên thế giới hiện nay. Ông muốn chứng tỏ mình là một vị tổng thống có thể đề ra một kế hoạch cho dài hạn. Khi Donald Trump đề ra kế hoạch 5 năm, có nghĩa là ông đặt trong viễn cảnh tái đắc cử tổng thống Mỹ.

Về mặt không gian thì 5 năm là một thời hạn hoàn toàn khả thi. Vấn đề duy nhất là ngân sách phải được thông qua. Tên lửa mà NASA sẽ sử dụng để thực hiện dự án này, SLS ( Space Lanch System - Hệ thống phóng không gian ), đã gặp nhiều chậm trễ và sự chậm trễ này khiến tên lửa trở nên tốn kém hơn. Như vậy phải đẩy nhanh việc xây dựng tên lửa và phải chi ra thêm hàng tỷ đôla. Nên nhớ rằng đảng Cộng Hòa nay không còn nắm đa số ở Hạ Viện nữa. Nếu Nhà Trắng muốn huy động hàng tỷ đôla, thì phải đưa vấn đề ra biểu quyết ở Quốc Hội và không có gì bảo đảm là ngân sách này sẽ được thông qua.

Hiện giờ, vẫn có một sự đồng thuận trong chính giới Mỹ, vì Hoa Kỳ vẫn tin rằng cần phải giữ thế áp đảo trên không gian. Họ hiểu rằng để duy trì vị thế siêu cường quốc thì phải đứng hàng đầu trong công cuộc chinh phục không gian. Nhưng vấn đề là họ có huy động được thêm thêm ngân sách để đẩy nhanh chương trình không gian hay không. Tên lửa SLS đã được cả đảng Cộng Hòa lẫn đảng Dân Chủ bỏ phiếu thông qua, tức là đã có một sự đồng thuận không phân biệt xu hướng chính trị. Nhưng Nhà Trắng đã đề ra thời hạn 5 năm, có nghĩa là phải đi nhanh hơn rất nhiều, và trong không gian cũng như trong các lĩnh vực khác, muốn như thế thì phải bỏ ra rất nhiều tiền. »

Trong khi nước Mỹ vật vã với ngân sách cho không gian, thì Trung Quốc đã có một bước đột phá ngoạn mục, với việc phi thuyền Thường Nga - 4, sau gần một tháng hành trình, đã hạ cánh thành công xuống phần tối của Mặt Trăng sáng 03/01/2019, giờ Bắc Kinh. Như vậy, Trung Quốc đã là quốc gia đầu tiên đưa được phi thuyền lên mặt tối của Mặt Trăng.

Đạt được mục tiêu này không phải là dễ, bởi vì bởi mặt khuất của Mặt trăng có địa hình hiểm trở, trái ngược với mặt sáng với nhiều khu vực bằng phẳng. Thiết lập thông tin liên lạc với phía tối của Mặt Trăng là khó hơn nhiều so với mặt sáng.

Để đuổi kịp Mỹ hoặc châu Âu, trong những năm gần đây, Trung Quốc đã đầu tư hàng tỉ euro cho việc chinh phục không gian, lĩnh vực được coi là một ưu tiên. Đối với Bắc Kinh, thành công về chinh phục không gian là một biểu tượng cho sức mạnh quốc gia. Mục tiêu tiếp theo của Trung Quốc là đưa một phi hành gia lên Mặt Trăng trước năm 2030, và chinh phục Sao Hỏa.

Rõ ràng là Hoa Kỳ bắt buộc phải đầu tư thêm hàng tỷ đôla nếu không muốn bị Trung Quốc qua mặt, như nhận định của ông Olivier Sanguy :

« Trước hết Trung Quốc là một cường quốc không gian đã khẳng định được vị thế. Trung Quốc có một chương trình không gian rất dồi dào, nhắm vào dài hạn. Nhưng Hoa Kỳ không muốn Trung Quốc tiến quá gần đến vị trí áp đảo của họ trên không gian. Họ vẫn muốn NASA là cơ quan đi hàng đầu trong lĩnh vực thăm dò không gian và về mặt quân sự, thông qua Lầu Năm Góc, Hoa Kỳ cũng tiếp tục bỏ xa các nước khác, để bảo vệ các cơ sở hạ tầng của họ trên không gian.

Nên nhớ rằng hiện nay, quân đội Mỹ, các cơ quan tình báo Mỹ sử dụng rất nhiều các công cụ trên không gian. Ở đây, thông điệp mà Washington muốn nhắn gởi, đó là, trong lĩnh vực không gian, chúng tôi đã có một vị thế vững chắc và không nên đến quấy rầy chúng tôi. »

Hơn nữa, theo ông Olivier Sanguy, chính giới Hoa Kỳ cần phải hiểu rằng, số tiền đầu tư cho công cuộc chinh phục không gian không phải là tiền ném qua cửa sổ :

« Khi tiến hành thám hiểm Mặt Trăng, cho dù là với mục đích khoa học, không phải là chúng ta ném hàng tỷ đôla lên không gian, mà chính số tiền đó gián tiếp phục vụ cho các trường đại học, cho các ngành công nghiệp và như vậy tạo điều kiện cho việc phát triển công nghệ cao cấp, cho nghiên cứu cao cấp. Nói cách khác, một quốc gia có trọng lượng về mặt không gian sẽ tạo điều kiện cho việc nâng cao trình độ kinh tế và khoa học, rất cần thiết trong xã hội tri thức.

Trung Quốc đã nắm bắt được điều đó, Hoa Kỳ cũng mới bắt đầu khám phá điều đó trở lại. Trong những năm gần đây, nước Mỹ đã phần nào bớt quan tâm đến không gian. Phải công nhận rằng cơ quan NASA đã thuyết phục được chính quyền rằng số tiền đầu tư vào không gian là rất hữu ích cho nền kinh tế Mỹ.

Trở lại Mặt trăng lần này, các nước nhắm nhiều hơn đến nghiên cứu khoa học, chứ còn các chuyến bay của phi thuyền Apollo trước đây mang tính chất địa chính trị nhiều hơn. Trước đây, mục đích của Hoa Kỳ là nhằm chứng tỏ họ đứng ngang bằng hoặc hơn Liên Xô. Còn bây giờ, trong các chuyến bay đến Mặt trăng, họ sẽ tiến hành nhiều nghiên cứu khoa học hơn, nhắm đến những mục tiêu dài hạn hơn. Chính cơ quan NASA đã nói rõ, họ trở lại Mặt trăng không phải là để cắm một lá cờ, mà là để thăm dò một cách lâu dài, là nhất là để thử nghiệm các công nghệ sẽ cần thiết cho các chuyến thám hiểm Sao Hỏa trong tương lai. »

Qua cuộc chạy đua lên Mặt Trăng, cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc đều nhắm đến mục tiêu tiếp theo là chinh phục Sao Hỏa. Vấn đề là, theo ông Olivier Sanguy, trong một nước dân chủ như Mỹ, không dễ gì thuyết phục các chính khách quan tâm đến mục tiêu dài hạn như Sao Hỏa :

« Một số kỹ sư cho rằng trở lại Mặt trăng không phải là giai đoạn bắt buộc, nhưng những người khác thì lập luận rằng lên Sao Hỏa là cả một bước nhảy vọt, vì hành tinh này nằm xa hơn Mặt trăng rất nhiều. Đó là những chuyến bay kéo dài đến 2 năm, trong khi bay lên Mặt trăng chỉ mất mấy ngày.

Cũng cần phải thấy rằng về mặt chính trị nội bộ, Mặt trăng là mục tiêu dễ được chấp nhận hơn trong một chế độ dân chủ, những chế độ mà trong đó thời gian của các nhiệm kỳ chính trị ngắn hơn rất nhiều so với thời gian thực hiện các chương trình không gian. Nếu ngày mai, cơ quan NASA nói rằng họ đưa phi hành gia lên Sao Hỏa, nhưng phải cần 10 hay 20 năm, sẽ không có một chính khách nào quan tâm đến chuyện đó, vì trong 10 hoặc 20 năm nữa, họ đâu còn nắm quyền nữa đâu!

Trong khi nếu cơ quan NASA nói chúng tôi sẽ đưa người lên Mặt trăng, chỉ mất vài năm thôi và cũng để chuẩn bị cho các chuyến bay lên Sao Hỏa, thì về mặt chính trị, nói như thế dễ thuyết phục hơn. »

Trước mắt, do không thể tự mình đưa dụng cụ nghiên cứu khoa học và phi hành gia lên Mặt trăng, các nước khác sẽ phải dựa vào hai cường quốc không gian Mỹ, Trung. Ngày 25/03, Pháp và Trung Quốc đã ký một hiệp định hợp tác không gian dự trù đưa các dụng cụ nghiên cứu khoa học của Pháp lên Mặt trăng, nhân chuyến bay của phi thuyền Trung Quốc Thường Nga - 6 ( Chang’e-6 ) lên Mặt trăng trong khoảng thời gian từ 2023-2024. Trong khi đó, Canada, qua thông báo của thủ tướng Justin Trudeau ngày 28/03, cho biết sẽ kết hợp với cơ quan NASA để trở lại Mặt trăng và sẽ tham gia vào việc thiết kế trạm không gian nhỏ Gateway, sẽ được sử dựng như là trạm trung chuyển trong các chuyến bay từ Trái đất lên Mặt trăng.

  continue reading

27 epizódok

Minden epizód

×
 
Loading …

Üdvözlünk a Player FM-nél!

A Player FM lejátszó az internetet böngészi a kiváló minőségű podcastok után, hogy ön élvezhesse azokat. Ez a legjobb podcast-alkalmazás, Androidon, iPhone-on és a weben is működik. Jelentkezzen be az feliratkozások szinkronizálásához az eszközök között.

 

Gyors referencia kézikönyv